2019-03-18

Tổng quan về TTCK Việt Nam tuần 18-22/03/2019

NHẬN ĐỊNH THỊ TRƯỜNG
VNI-Index Rung lắc – HNX-Index: Tích cực – VN30: Rung lắc
Ngắn hạn: Lướt T+ hạ tỷ trọng khi tăng mạnh , tập trung bank hạ tỷ trọng khi rung lắc Dài hạn: tích lũy, và cơ cấu khi có tin tức từ ĐHCĐ
21.03.2019 Đáo hạn HĐPS VN30F1903
Khối ngoại đảo hàng mạnh ở vốn hóa lớn, gom bank. Chú ý CP có KQKD 2018 khả quan, sóng mùa ĐHCĐ

TÓM TẮT PHIÊN GIAO DỊCH TRƯỚC
  • Trên sàn HOSE: Chỉ số VNI-Index chốt phiên cuối tuần giảm đến 4,32 điểm(-0,43%), đóng cửa tại 1.004,12 điểm. Thanh khoản tăng mạnh với 250,27 triệu CP6.497,03 tỷ đồng, tăng mạnh so với phiên trước – Trong đó thỏa thuận đạt 43,2 triệu CP ứng với 1.671,98 tỷ đồng, tập trung phần lớn ở MSN 614,37 tỷ đồng DHG 207,2 tỷ EIB 149,7 tỷ NVL 94 tỷ GTN 90.8 tỷ LDG 60 tỷ NVL 45,6 tỷ MBB 40,9 tỷ và khá nhiều CP, CCQ giao dịch dưới 40 tỷ ở phiên vừa qua. Trên sàn với thanh khoản phiên hỗ trợ từ nhịp cơ cấu của quỹ ETFs thì thanh khoản tăng mạnh ở khá nhiều CP VN30 trong đó HPG phiên này giao dịch hơn 540 tỷ giảm sâu khi có tin tức xấu cho kế hoạch 2019 nay những VHM, ROS, VCB, NVL, VIC, MSN, MSN đều có tín hiệu của việc cơ cấu của quỹ ở cuối phiên và chốt phiên giảm mạnh. Tuy nhiên lực phân hóa nghiêng về bên tăng điểm của nhóm nền ngân hàng, dầu khí góp phần hạn chế đà giảm của chỉ số trước áp lực từ vốn hóa lớn, đầu ngành. Phiên này sàn HOSE có 12 CP giao dịch trên 100 tỷ và 11 CP giao dịch trên 50 tỷ. Thống kê cuối phiên độ rộng thị trường nghiêng mạnh về số mã giảm ở sàn HOSE với 128 mã tăng / 181 mã giảm
  • Động thái Khối Ngoại: Khối ngoại tiếp tục bán ròng đến 169,3 tỷ (Mua 1.377,79 tỷ - Bán 1.547,09 tỷ), chiếm 55,02% tổng thanh khoản 2 chiều, tăng mạnh 2 chiều về giá trị và cả tỷ trọng so với phiên trước. Chiều mua ròng: MSN(Mua 251,8 tỷ - Bán 90,5 tỷ), CTG(Mua 53,4 tỷ), NVL(Mua 201,7 tỷ - Bán 142,1 tỷ), PLX(Mua 53,4 tỷ - Bán 2,6 tỷ), E1VFVN30(Mua 49,2 tỷ), HDB(Mua 47,3 tỷ - Bán 29,8 tỷ), BID(Mua 36,9 tỷ - Bán 11,1 tỷ), SSI(Mua 26,3 tỷ - Bán 4,7 tỷ), ROS(Mua 13,5 tỷ), TCH(Mua 10,3 tỷ - Bán 3,2 tỷ), BWE(Mua 5,9 tỷ). Một số CP mua ròng dưới 5 tỷ: AST, CII, CMG, KBC, KSB, PC1, PDR, PHR, PVD, STK. Chiều bán ròng: VHM(Mua 64,1 tỷ - Bán 213,1 tỷ), VIC(Mua 45,4 tỷ - Bán 174,2 tỷ), HPG(Mua 28,4 tỷ - Bán 144,3 tỷ), VNM(Mua 48,6 tỷ - Bán 150,8 tỷ), VCB(Mua 69,6 tỷ - Bán 110,9 tỷ), NBB(Bán 47,6 tỷ), GAS(Mua 18,9 tỷ - Bán 29,6 tỷ), VJC(Mua 3,2 tỷ - Bán 15,9 tỷ), DXG(Mua 3,4 tỷ - Bán 14,1 tỷ), POW(Mua 7,1 tỷ - Bán 13,7 tỷ), SAB(Mua 2,6 tỷ - Bán 9,4 tỷ). Một số CP bán ròng dưới 5 tỷ: CSV, DIG, DPM, FLC, FRT, HAG, HSG, IJC, PPC, YEG. Sang tay – Đảo hàng: DHG(Mua 138 tỷ - Bán 152,1 tỷ), BVH(42,3 tỷ), VRE(Mua 42,2 tỷ - Bán 47,1 tỷ), SBT(Mua 28,8 tỷ - Bán 20,5 tỷ), SCS(13,8 tỷ), STB(6,7 tỷ), GEX(6,3 tỷ). Khối ngoại phiên này giao dịch mạnh ở các CP đầu ngành, vốn hóa lớn, trong đó sang tay ở DHG số ít ở BVH, VRE, SBT trong khi đó lực bán mạnh của khối ngoại tập trung vào những VHM, VIC, HPG, VNM, VCB, NBB từ 50-150 tỷ trong khi chiều ngược lại là MSN được mua mạnh hơn 150 tỷ một số như CTG, PLX, E1VFVN30 quanh 50 tỷ hay lực đảo mua ròng từ NVL với lực mau tương ứng 50 tỷ bên cạnh một số CP tài chính như BID, HDB, SSI với lực mua tương đối cao quanh 20 tỷ.
  • Trên sàn Hà Nội: Chỉ số HNX-Index đi ngược thị trường chung khi tăng nhẹ 0,43 điểm(+0,39%) ở phiên cuối tuần, đóng cửa tại 110,44 điểm. Thanh khoản phiên duy trì mức cao với 49,8 triệu CP572,92 tỷ đồng, tăng mạnh so với phiên trước – Trong đó thỏa thuận phiên giao dịch ở 3,7 triệu CP ứng với 43,2 tỷ đồng, chủ yếu thỏa thuận mạnh SHB 22,2 tỷ và ACB 10 tỷ và số ít PVI, CVN, DGC dưới 3 tỷ. Trên sàn dù có sự phân hóa có tăng có giảm nhưng thanh khoản tập trugn mạnh ở nhóm bank, dầu khí và đồng pha tăng giữ giá tăng nhẹ ở phiên này thì các CP nhóm ngành này trên sàn HNX đã hỗ trợ chỉ số khá tốt với ACB, PVS trên 60 tỷ hay SHB 52 tỷ và đồng pha tăng nhẹ quanh 0,5-1,5% lan tỏa sắc xanh ra những CP khác có mức thanh khoản thấp như VCG, TNG, một số CP ở chiều ngược lại giảm khá mạnh như: VGC, NDN, NVB, HUT. Thống kê cuối phiên sàn HNX có 91 mã tăng / 90 mã giảm
  • Động thái Khối Ngoại: Khối ngoại tiếp tục bán ròng 11,9 tỷ (Mua 7,97 tỷ – Bán 19,86 tỷ), chiếm 4,86% tổng thanh khoản 2 chiều, tương ứng với phiên trước về giá trị và nhưng giảm nhẹ ở chiều mua và tỷ trọng, phiên này khối ngoại duy trì mua SHB(Mua 4,7 tỷ) trong khi chiều bán ra VGC(Bán 8,7 tỷ), VCG(Bán 4,5 tỷ), NTP(Bán 1,2 tỷ).
  • Ngành Ngân Hàng: (11/17 cổ phiếu giao dịch trên 1 triệu CP – 3 CP có GTGD trên 100 tỷ). Thanh khoản phiên cuối tuần có lực giao dịch của quỹ ETFs nhưng thanh khoản cũng chỉ tập trung ở một số CP vốn hóa lớn của ngành trong đó một số CP đươc mua ròng tăng điểm như: CTG, BID, HDB, SHB bên cạnh một số CP thanh khoản thấp như: VPB, LPB, EIB, trong khi chiều ngược lại là nhóm giảm với VCB, STB hay số ít chỉ có NĐT nội giao dịch như: TCB, NVB, TPB, VIB. Về PTKT theo quan sát có thể chia ra các nhóm cổ phiếu để theo dõi như: Dò đáy: Test Đáy: Tạo đáy: ____ Trung tính: Tích cực: ____ Rung lắc: ____Tạo đỉnh: Tiêu cực: ____
     
  • Ngành Bất Động Sản: (18 cổ phiếu giao dịch trên 1 triệu CP – 4 CP có GTGD trên 100 tỷ). Thanh khoản ngành tập trung mạnh ở một số CP vốn hóa lớn của VINGROUP và một số CP thị trường như NVL, DXG, FLC, HAG nhưng đa phần chịu áp lực bán từ khối ngoại nên chốt phiên giảm điểm quanh 0,5-1,5% ngoại trừ NVL với thông tin được các quỹ ETFs ngoại bổ sung vào danh mục nhưng chịu áp lực giảm sâu ở phiên này bên cạnh một số CP có thanh khoản thấp dưới 20 tỷ cũng giảm mạnh D2D, TCH giảm mạnh trên 3%. Tuy nhiên chốt phiên các CP khác trong ngành giữ được sắc xanh tương đối quanh 0,5% ở phiên này có KBC, NLG, SCR, ITA, HDB, LDG hay HBC, NBB tăng mạnh trên 2%
  • Chứng khoán: (2 CP có KLGD trên 1 triệu CP – 0 CP giao dịch trên 100 tỷ). Phiên giao dịch với thanh khoản chỉ cải thiện ở CP đầu ngành SSI giúp CP này giữ được sắc xanh kỹ thuật nhờ lực mua ròng từ khối ngoại hay cổ phiếu APG tăng trần đột biến với thanh khoản khá thấp là điểm sáng hiếm hoi trong ngành trong khi phần còn lại của ngành chứng khoán đều có thanh khoản dưới 15 tỷ và đóng cửa giảm đều quanh 0,5-1,5%, một số như ART, IBC, FTS giảm sâu trên 3%.
  • Đầu ngành - Vốn hóa lớn: Các cổ phiếu đầu ngành vốn hóa lớn phân hóa mạnh về số mã giảm trong đó các CP VINGOUP bên cạnh VCB, HPG, MSN, MVL kéo điểm khá mạnh với áp lực bán từ khối ngoại trong khi chiều ngược lại khá nhiều CP bank bên cạnh nhịp đồng pha từ CP dầu khí tăng điểm làm hạn chế đà giảm của chỉ số dưới áp lực kéo giảm từ CP vốn hóa lớn giúp chỉ số chốt giữ được trên 1000 điểm trong tuần giao dịch có sự tham gia của các quỹ ETFs ngoại. Về PTKT theo quan sát có thể chia ra các nhóm cổ phiếu để theo dõi như: Dò đáyVJC Test đáy: Tạo đáy: ____ Tích cực: ____Trung Tính: ____ Rung lắc: ____  Tạo Đỉnh: ____ Tiêu cực: ____
    NHẬN ĐỊNH
  • VNI-Index: 1.004,12 điểm – Rung lắc: Chỉ số chuyển tín hiệu sang rung lắc khi áp lực cơ cấu từ quỹ ETFs lên các CP VN30 khá mạnh ở phiên ATC bên cạnh đó lực cung ngắn hạn trong phiên hàng về của các CP ngân hàng, đầu ngành khiến thị trường thiếu đi lực hỗ trợ cần thiết dù ngành ngân hàng, dầu khí có phiên đồng tăng điểm nhưng không đủ hỗ trợ giữ được sắc xanh cho chỉ số sau các nhịp vượt 1.010 điểm khá ấn tượng trong tuần vừa qua. Chỉ số VNI-INDEX bước vào tuần giao dịch mới với tín hiệu rung lắc xuất hiện ngay phiên đầu tiên bởi sự phân hóa từ nhóm đầu ngành, vốn hóa lớn khi khá nhiều CP chịu áp lực giảm mạnh sau chuối tăng nóng, số khác đang có áp lực khá nóng từ lực cung như chuối tăng kahs dài gần 10 phiên, bên cạnh đó động lực hỗ trợ còn lại từ thị trường là nhóm bank kéo dài chuỗi tăng sau phiên vừa qua ở hầu hết các CP trong khi ngành dầu khi dù hỗ trợ điểm nhưng tín hiệu kỹ thuật không đồng nhất nên có thể đồng pha với nhóm đầu ngành tạo áp lực lên chỉ số. Do đó xu hướng ngắn hạn hiện tại có thể đang tập trung vào ngành ngân hàng với sự hỗ trợ từ khối ngoại trong các phiên cuối tuần qua. Hiện tại chỉ số không thể bức phá sau khi vượt 1000 điểm ở phiên đầu tuần trước bởi thiếu sự đồng nhất từ các tín hiệu kỹ thuật và tuần này tín hiệu điều chỉnh xuất hiện ở đầu tuần có thể khiến chỉ số rung lắc mạnh và nhiều khả năng các nhịp kiểm định lại ngưỡng hỗ trợ MA20 – 987 điểm và vùng tích lũy quanh 985-995 điểm trong nữa đầu tuần giao dịch và tùy vào tín hiệu từ vĩ mô để có thêm sự hỗ trợ từ dòng tiền lớn vào thị trường, nhưng cơ bản các tin tức từ ĐHCĐ sẽ góp phần tạo áp lực lên chỉ số bởi những KH thận trọng của DN cho năm 2019 đầy tiềm năng lẫn khó khăn cho nền kênh tế VN. Vùng hỗ trợ ngắn hạn cho chỉ số phiên đầu tuần tại 999-1.003 điểm.
    (Dự đoán: Biểu đồ kỹ thuật chỉ số VNI-INDEX tuần 18-22.03.2019 )
  • HNX-Index: 110,44 điểm – Tích cực: Chỉ số duy trì tín hiệu tích cực dù áp lực rung lắc ở phiên cuối tuần nhưng với sự hỗ trợ từ dòng tiền ngắn hạn có tín hiệu tham gia ở nhóm bank khiến các CP đồng pha duy trì tín hiệu kỹ thuật và hỗ trợ khá tốt cho chỉ số HNX-INDEX trong khi dù hỗ trợ nhưng tín hiệu từ ngành dầu khí không mấy khả quan trong ngắn hạn nhưng sắc xanh vẫn đủ giúp cho chỉ số tạo điểm sáng trong phiên vừa qua. Hiện tại chỉ số đang trong xu hướng tăng khi có sự đồng pha tín hiệu từ MACD, RSI bước vào vùng quá mua cùng với xu hướng dòng tiền ngắn hạn hỗ trợ ngành bank có thể giúp chỉ số duy trì tăng điểm và hướng đến 111 điểm trong các phiên đầu tuần với vùng hỗ trợ MA5 109,3-109,9 điểm và MA20 – 107,9 điểm.
    (Dự đoán biểu đồ kỹ thuật chỉ số HNX-INDEX – tuần 18-22.03.2019)
KHUYẾN NGHỊ
  • Thị trường chịu áp lực bán mạnh từ các CP VN30, bank, dầu khí khi lượng hàng T+ về ngày phiên cuối tuần có nhịp cơ cấu của quỹ ETFs qua đó áp lực bán diễn ra trên diện rộng và mạnh mẽ ở phiên ATC, và chốt phiên với lực hỗ trợ từ ngành ngân hàng và dầu khí trong khi các CP đầu ngành, vốn hóa lớn, BĐS phân hóa mạnh nghiêng về số mã giảm kéo khá nhiều CP duy trì tín hiệu kỹ thuật ở tiêu cực, rung lắc trong khi dù đang hỗ trợ chỉ số nhưng ngành dầu khi hầu như không có nhịp đồng pha tín hiệu và duy trì ở tín hiệu trung tính nên thị trường trong tuần giao dịch mới 81-22.03.2019 NĐT chỉ có thển kỳ vọng vào ngành ngân hàng với các thông tin mới từ ĐHCĐ sau khi khối ngoại tích lũy ở nữa cuối tuần giao dịch trước và dòng tiền ngắn hạn có xu hướng dịch chuyển sang nhóm này giúp vượt qua được áp lực bán ở phiên cuối tuần qua. Do đó chỉ số có thể tiếp tục chịu áp lực giảm điểm ở nữa đầu tuần giao dịch thậm chí từ phiên đáo hạn Phái Sinh 21.03.2019. Do đó Khuyến nghị: NĐT ngắn hạn hạ tỷ trọng CP ngắn hạn có lời khi tín hiệu rung lắc được phát ra và chờ đợi nhịp chỉnh chung của TT tham gia lại các CP nhóm khác như đầu ngành, BĐS khi tín hiệu test đáy – tạo đáy được phát lại, thậm chí nếu NĐT ngắn hạn không chịu được rủi ro có thể trú ẩn ở các CP CPTPP, điện vẫn đang vùng giá khá ổn cho NĐT tích lũy ở danh mục dài hạn nếu có tín hiệu kỹ thuật hỗ trợ điểm vào ngắn hạn. NĐT dài hạn tuần này cần theo sát diễn biến từ ĐHCĐ nhằm có thể đánh giá về thị trường về ngành cho năm 2019 từ kế hoạch KD của DN nhằm có bước cơ cấu lại danh mục kịp thời và xác định thời gian năm giữ, đầu tư cổ phiếu đang theo dõi trên danh mục, NĐT nếu cơ cấu và chịu áp lực bán xấu từ thị trường có thể trading trên danh mục(bán trước mua sau) và thoái dần trong các phiên sau. Ngành ưu tiên tuần này. Ngắn hạn: Bank, CPTPP. Dài hạn: Đầu ngành, CPTPP
  • TH1: (Rung lắc đầu phiên và kiểm lại dòng tiền 1.000 điểm). Thị trường đang chịu áp lực từ CP vốn hóa lớn, đầu ngành do đó áp lực chỉ điểm nhiều kahr năng xảy ra ở nữa đầu tuần giao dịch nên ngưỡng 1.000 điểm sẽ chịu nhiều áp lực ỏ nhịp này. Tuy ngành ngân hàng được hỗ trợ từ khối ngoại nhưng chưa đủ mạnh và chỉ mới có tín hiệu của dòng tiền ngắn hạn chưa quá nổi bật kích hoạt dòng tiền chốt lời từ ngành khác chuyển qua mạnh mẽ hơn. Khuyến nghị: NĐT ngắn hạn hạ tỷ trọng CP ngắn hạn có lời khi tín hiệu rung lắc được phát ra và chờ đợi nhịp chỉnh chung của TT tham gia lại các CP nhóm khác như đầu ngành, BĐS khi tín hiệu test đáy – tạo đáy được phát lại, thậm chí nếu NĐT ngắn hạn không chịu được rủi ro có thể trú ẩn ở các CP CPTPP, điện vẫn đang vùng giá khá ổn cho NĐT tích lũy ở danh mục dài hạn nếu có tín hiệu kỹ thuật hỗ trợ điểm vào ngắn hạn. NĐT dài hạn tuần này cần theo sát diễn biến từ ĐHCĐ nhằm có thể đánh giá về thị trường về ngành cho năm 2019 từ kế hoạch KD của DN nhằm có bước cơ cấu lại danh mục kịp thời và xác định thời gian năm giữ, đầu tư cổ phiếu đang theo dõi trên danh mục, NĐT nếu cơ cấu và chịu áp lực bán xấu từ thị trường có thể trading trên danh mục(bán trước mua sau) và thoái dần trong các phiên sau. Ngành ưu tiên tuần này. Ngắn hạn: Bank, CPTPP. Dài hạn: Đầu ngành, CPTPP
  • TH2 Mua mới: NĐT tham gia đầu tư theo P/E có thể chọn cổ phiếu với P/E 10-15 lần và đón nhận cổ tức bằng tiền như một khoản đầu tư hiệu quả hơn là tốc độ tăng giá và cơ bản doanh nghiệp làm ăn ổn định trong tương lai. NĐT có thể xem xét như HPG, VGT, DPM và các CP có KQKD 2018 khả quan cùng P/E thấp. Khuyến nghị 2019: Chủ yếu tập trung tích lũy trung dài hạn, NĐT ngắn hạn trading trên danh mục, hoặc theo sóng KQKD. Nhóm trú ẩn: Điện, Dệt May, Công nghệ . Nhóm sóng ngắn hạn: Bank, dầu khí, chuyển sàn, thoái vốn. Nhóm dài hạn: Đầu ngành có KQKD 2018 khả quan chờ tín hiệu họp ĐHCĐ, công nghệ, dệt May.
  • ĐT có thể tham khảo danh mục khuyến nghị ở file đính kèm cập nhật trước giờ giao dịch hoặc ứng dụng chat trong phiên, NĐT có thể xem lại các bài nhận định trong quá khứ tại trang cá nhân: https://blogdaovietanh.blogspot.com
  • Nhận định thị trường, DM Khuyến nghị: là trên quan điểm phân tích nhận định cá nhân là luận điểm cá nhân của tác giả chỉ gửi đến riêng Khách Hàng có TKCK ACBS làm nguồn tham khảo, cảm ơn NĐT đã tin tưởng trong mọi trường hợp. Thân
Thanks & Best regards
Các dự báo kỹ thuật:
- Dò đáy: CP chỉ vừa cho tín hiệu dừng giảm 1,2 phiên và chưa có tín hiệu giải ngân
- Test đáy: CP đã cho tín hiệu giải ngân thăm dò
- Tạo đáy: CP cho tín hiệu giải ngân
- Trung tính: CP chưa rõ xu hướng, có thể tăng, giảm, phân phối, tích lũy
- Tích cực: Cổ phiếu đã cho xu hướng tăng, chưa cho tín hiệu đảo chiều
- Rung lắc: CP có dấu hiệu chốt lời ngắn hạn, NĐT nên chốt ở phiên sau trong ATO hoặc giá xanh
- Tạo đỉnh: CP đảo chiều, cho xu hướng giảm
- Tiêu cực: CP giảm đều chưa cho dấu hiệu dừng


No comments:

Post a Comment

GỬI YÊU CẦU HỖ TRỢ

Name

Email *

Message *

DANH MỤC TƯ VẤN 2024

KHUYẾN NGHỊ 2024

THÁNG 4.2024: Khuyến nghị 01.04.2024: Lướt sóng MSN, vùng mua 74(+-1%). Mục tiêu 90 (+21,6%). Cắt lỗ nếu thủng 70(-5,4%). Mua/bán/cắt lỗ dứ...


LỊCH KINH TẾ

Lịch Kinh Tế theo Thời Gian Thực được cung cấp bởi Investing.com Việt Nam