2017-12-14

Top trader - Dành cho Nhà Đầu Tư Chuyên Nghiệp

ACBS - Toptrader
Đầu tư càng thàng thành công càng có nhiều tiền thưởng với danh hiệu Nhà Đầu Tư Tài Năng của ACBS với tổng giá trị giải thưởng lên tới 3,75 tỷ đồng.
Cách thức:
Đối tượng: Khách hàng mở TKCK tại ACBS
Thời gian ĐK và bắt đầu: 15.12.2017 - 02.07.2018
Thể lệ tóm tắt: TK có 50 triệu trước ngày 02.04.2017 với 50 triệu KH có quyền đầu tư (chấp nhận giao dich ký quỹ) đến hết ngày 02.07.2018.
Nhà đầu tư nào có tỷ suất sinh lời cao nhất sẽ là người chiến thắng Jackpot với giải thưởng tối thiểu 200 triệu đồng cho Người Chiến Thắng giải đặc biệt cao nhất là 1,6 tỷ đồng.
Đồng thời còn có thêm các giải phụ
1 giải nhất: 800 triệu đồng
1 giải nhì: 400 triệu đồng
1 giải nhất: 200 triệu đồng
15 giải khuyến khích: mỗi giải 50 triệu đồng





Chi tiết liên hệ:
Chuyên viên tư vấn ĐÀO VIỆT ANH
Công ty chứng khoán Á Châu - ACBS
Phòng tư vấn và đầu tư MĐC4 hội sở
Mobile: 0977.513.911 Email:  anhdv@acbs.com.vn
Add:41 Mạc Đĩnh Chi, phường Đa Kao, Q.1, Tp. HCM
Wed:acbs.com.vn   

2017-11-26

Chỉ số tài chính EPS và PE

         Thông điệp của hai chỉ số tài chính EPS và PE


Hai chỉ số mà rất nhiều nhà đầu tư quan tâm khi đánh giá một cổ phiếu trên thị trường đó là chỉ số EPS và P/E. Mỗi chỉ số có một ý nghĩa khác nhau mà từ đó cho nhà đầu tư biết được tình trạng cổ phiếu đó như thế nào để có một chiến lược đầu tư cho thích hợp.
Thu nhập trên mỗi cổ phần (EPS: Earning Per Share) và tỷ số giá thu nhập

Hai chỉ số mà rất nhiều nhà đầu tư quan tâm khi đánh giá một cổ phiếu trên thị trường đó là chỉ số EPS và P/E. Mỗi chỉ số có một ý nghĩa khác nhau mà từ đó cho nhà đầu tư biết được tình trạng cổ phiếu đó như thế nào để có một chiến lược đầu tư cho thích hợp.

Thu nhập trên mỗi cổ phần (EPS: Earning Per Share) và tỷ số giá thu nhập
Hệ số giá và thu nhập cổ phiếu (P/E: Price on Earning per share) hiện nay là chỉ số được rất nhiều nhà đầu tư ở Việt Nam sử dụng để đánh giá chứng khoán. Công thức tính giá như sau:

P0 = EPS x P/E

Các nhà đầu tư mua cổ phiếu đều mong muốn sẽ thu được lợi nhuận trong tương lai từ vốn đầu tư vào các cổ phiếu đó. Do đó chỉ số thu nhập trên mỗi cổ phiếu sẽ cung cấp thông tin về thu nhập định kỳ của mỗi cổ phần thường. Nó phản ánh khả năng tạo ra lợi nhuận ròng trên một cổ phần mà cổ đông đóng góp vốn. Công thức tính là:

EPS = (Lợi nhuận ròng - Tổng cổ tức ưu đãi)/Tổng cổ phiếu thường

Trường hợp công ty phát hành thêm hoặc mua lại cổ phiếu thì tổng số cổ phiếu thường (mẫu số trong công thức) phải được tính toán theo công thức bình quân gia quyền.

Trường hợp công ty có phát hành trái phiếu chuyển đổi thì EPS được tính lại, gọi là EPS giảm bớt, bởi số trái phiếu đó có thể chuyển đổi thành cổ phiếu thường vào bất kỳ lúc nào. Kết quả là số lượng cổ phiếu tăng lên sẽ làm giảm thu nhập của mỗi cổ phiếu.

EPS giảm bớt = Lợi nhuận ròng (không phải trả lãi TP chuyển đổi)/(Tổng trái phiếu chuyển đổi/Giá chuyển đổi)

Công ty nào có EPS cao hơn so với các công ty khác sẽ thu hút được sự đầu tư hơn bởi EPS càng cao thì công ty tạo ra lợi nhuận cổ đông càng lớn và ngược lại.

EPS thay đổi tuỳ theo phương pháp kế toán và EPS mà các chuyên gia đánh giá được lấy từ thông tin công ty. Do đó, dù là EPS lấy từ công ty hay chuyên gia cũng chỉ là con số ước tính.

Do vậy, chỉ số này nên được xem xét trong một giai đoạn nhất định để đánh giá xu hướng ổn định và khả năng tăng trưởng của nó, qua đó sẽ thấy được hiệu quả quá trình hoạt động của công ty. Và EPS không phải lúc nào cũng tỷ lệ với tổng lợi nhuận sau thuế. Nếu công ty tăng vốn bằng cách phát hành thêm 10% số lượng cổ phiếu mà lợi nhuận tăng thêm không đủ 10% thì EPS sẽ giảm, kéo theo giá cổ phiếu giảm theo.

Còn hệ số P/E đo lường mối quan hệ giữa giá thị trường và thu nhập của mỗi cổ phiếu, được tính như sau:

P/E = Thị giá/EPS

Hệ số này cho nhà đầu tư biết họ phải trả giá bao nhiêu cho mỗi đồng thu nhập của một cổ phiếu. Và bằng cách nghịch đảo của tỷ số P/E (lấy 1 chia cho P/E), nhà đầu tư có thể xác định được tỷ suất lợi nhuận tương đối trên khoản đầu tư của họ.

Thông thường, P/E từ 5-15 là bình thường, nếu P/E lớn hơn 20 có nghĩa là:
  • Nhà đầu tư dự kiến tốc độ tăng cổ tức cao trong tương lai.
  • Cổ phiếu có rủi ro thấp nên người đầu tư tho mãn với tỷ suất vốn hoá thị trường thấp.
  • Nhà đầu tư dự đoán công ty có tốc độ tăng trưởng trung bình và sẽ trả cổ tức cao.
Nhiều ý kiến cho rằng cổ phiếu đó đang được định giá quá cao và giá cổ phiếu sẽ sớm giảm đến một giá trị tương đối hợp lý. Tuy nhiên, điều khó có thể phủ nhận là P/E cao thường ám chỉ một mức rủi ro lớn và rủi ro lớn hàm ý một cơ hội thu lợi nhuận lớn hơn. Những cổ phiếu này thường nhạy cảm với tin tức xấu, còn những cổ phiếu có P/E thấp thì không.

Khi tính được tỷ số P/E, nên so sánh với 4 chuẩn mực sau:
  • Tỷ số tăng trưởng trong quá khứ (kiểm tra qua nhiều năm để có thể biết được mức bình thường của P/E).
  • Mức tăng trưởng dự kiến trong tương lai của công ty.
  • Cổ phiếu của các công ty khác trong cùng ngành kinh doanh.
  • Toàn bộ thị trường, phản ảnh bởi chỉ số.
Lưu ý rằng P/E sẽ trở lên vô ích nếu nó không phản ánh khuynh hướng của lạm phát. Nếu mức lạm phát là 8% một năm và tỷ số P/E là 12 thì tỷ số P/E thực sẽ gần với 20. Tỷ số P/E thực này cho ta biết sự mong đợi của các nhà đầu tư có thực tế hay không. Nếu tỷ số P/E thực thấp thì hầu như giá các cổ phiếu luôn tăng lên. Nếu chúng quá cao, giá các cổ phiếu luôn hạ xuống.

Và chỉ số P/E cũng chỉ thực sự có ý nghĩa trong việc xác định giá cổ phiếu khi thị trường chứngkhoán đã phát triển tương đối với nhiều công ty cùng ngành nghề, cùng quy mô được niêm yết. Khi đó, chỉ cần nhân hệ số P/E với lợi nhuận mỗi cổ phiếu là có thể xác định một cách tương đối giá trị của cổ phiếu (P0 = P/E x EPS). Đây là cách xác định giá cổ phiếu thường nhanh nhất và đơn giản nhất.

Theo phương pháp định giá này, về mặt lý thuyết chúng ta có thể áp dụng một trong hai cách sau:

- Lấy P/E bình quân toàn ngành mà công ty đó tham gia hoặc P/E của một công ty có cổ phiếu được giao dịch rộng rãi có cùng tỷ lệ lợi nhuận, độ rủi ro và mức tăng trưởng tương tự nhân với EPS của công ty cần định giá.

- Đối với công ty có tốc độ tăng trưởng đều đặn, P/E được tính theo công thức sau:
P/E = [(1-b) x (1 + g)]/(r - g)
Trong đó, b là tỷ lệ thu nhập giữ lại, bằng [1-(Cổ tức/EPS)].
g là tốc độ tăng trưởng cổ tức, g = b. ROE
ROE ( tỉ suất sinh lợi trên vốn cổ phần)= EPS/ giá trị sổ sách CP
r = cổ tức năm sau/P0 + g

Giá cổ phiếu của công ty đó sẽ được xác định bằng cách nhân hệ số P/E này với EPS của công ty.

Mặc dù vậy, P/E không phải là con số kỳ diệu. Tỷ số này được dùng để có được một thước đo tương đối về giá cổ phiếu mà thôi. Không nên hiểu nó một cách biệt lập, mà nên so sánh nó với P/E bình quân của ngành.

P/E của các loại công ty trong các ngành nghề khác nhau thì khác nhau. Các nhà đầu tư thường quan tâm đến những công ty có chỉ số P/E cao vì họ nghĩ rằng công ty có tiềm năng phát triển trong tương lai. . Tuy nhiên cũng có trường hợp P/E cao không phải do giá thị trường của cổ phần hiện tại cao mà do EPS đang ở mức thấp (thường gặp ở các công ty mới tăng trưởng) .

Các công ty lâu đời hay những công ty đã phát triển đến mức tột bật thường P/E rất thấp. Đơn giản là vì các nhà đầu tư không nghĩ là các công ty đó có tiềm năng và đẩy giá lên nữa. Do đó P/E sẽ thấp. Cũng có trường hợp công ty hoạt động tốt nhưng lại có chỉ số P/E thấp là do thị trường không đánh giá cao hay người đầu tư chưa hiểu biết nhiều về công ty. Tuy nhiên, vấn đề mà nhà đầu tư quan tâm không phải P/E hiện tại mà P/E tương lai tức là tiên đoán lợi nhuận kì tới của công ty (EPS1) và do đó P1 = EPS1 x P/E. Nhưng việc dự đoán lợi nhuận của năm tới không thể hoàn toàn chính xác được.

Nói tóm lại, hệ số EPS và P/E chỉ cho ta hình ảnh về công ty, chưa phải là hệ số đáng tin cậy để đánh giá chứng khoán bởi những lý do sau:

Thứ nhất, ta chưa có cơ sở nào để nói P/E bây giờ là cao cả vì Việt Nam chưa có đủ các công ty cùng ngành nghề và cùng quy mô trên thị trường nên ta không thể lấy cơ sở nào mà so sánh. Ví dụ ta không thể so sánh FPT với HAP được.

Thứ hai, luật CKVN chưa bắt buộc các cty phải công bố cụ thể các thông tin. Do đó các nhà đầu tư không thể dự kiến được lợi nhuận sắp đến chắc chắn được.

Như vậy, câu hỏi đặt ra là làm sao để đánh giá chứng khoán? Ta phải dùng dòng tiền

Dòng tiền (CF: Cash flow) cho ta dòng tiền hiện tại và của tương lai, còn dòng tiền chiết khấu (DCF: Discounted Cash Flow) sẽ đưa CF của tương lai về hiện tại mà có đưa cả yếu tố rủi ro và lạm phát vào. Còn chỉ số EPS, P/E nên xem xét để đánh giá xu hướng và khả năng tăng trưởng của công ty.

Tham khảo và tổng hợp Internet

2017-11-12

Phân tích kỹ thuật cổ phiếu với Ralph Nelson Elliott: Các sóng Elliott và Fractal

Quay trở về thời điểm xa xưa những năm 1920-1930, có một thiên tài về kế toán chuyên nghiệp tên Ralph Nelson Elliott.
Bằng cách phân tích 75 năm các dữ liệu của thị trường chứng khoán, Elliott đã khám phá ra rằng thị trường chứng khoán có vẻ biến động một cách hỗn loạn, nhưng thực sự không phải vậy.
Khi ông 66 tuổi, cuối cùng ông đã thu được đủ bằng chứng (và sự tự tin) để chia sẻ khám phá của ông với thế giới. Ông đã xuất bản lý thuyết của ông với tiêu đề “The Wave Principle”.
Theo ông, thị trường được giao dịch trong những chu kỳ lặp đi lặp lại, do những cảm xúc của nhà đầu tư bị ảnh hưởng từ các yếu tố bên ngoài (CNBC, Bloomberg, ESPN) hay tâm lý chung của phần lớn nhà đầu tư tại thời điểm đó.





Elliott giải thích rằng đường cong của giá đi lên và xuống do tâm lý của một lượng lớn nhà đầu tư luôn xuất hiện trong các mô hình được lặp đi lặp lại. Và ông gọi các thay đổi lên xuống này là sóng. Ông tin rằng, nếu bạn có thể nhận biết đúng mô hình giá được lặp đi lặp lại, bạn có thể dự đoán những biến động tiếp theo của giá.
Điều này làm Elliott lôi cuốn các nhà giao dịch. Nó cho họ cách để xác định rõ ràng nơi giá có nhiều khả năng đảo chiều. Nói một cách khác, Elliott tạo ra một hệ thống mà ở đó các nhà giao dịch có thể nhận biết đỉnh hoặc đáy của giá.
Và ông đã đặt tên cho phát minh của mình là: Lý thuyết sóng Elliott
Nhưng trước khi chúng ta đi sâu vào sóng Elliott, bạn cần hiểu Fractals là gì.



Về cơ bản, Fractals là một cấu trúc bao gồm nhiều phần giống nhau. Các nhà toán học gọi đây là sự tự đồng dạng. Bạn không phải đi đâu xa để tìm Fractals, nó ở ngay cạnh bạn, trong thiên nhiên của chúng ta.

Một vỏ sò biển là một Fractal. Một mảnh tuyết là một Fractal. Một đám hay tia chớp cũng là một Fractal.
Một điểm quan trọng của sóng Elliott là vì chúng là những Fractals. Cũng giống như vỏ sò biển, hay mảnh tuyết, sóng Elliott có thể chia thành nhiều sóng Elliott nhỏ hơn.
Bạn đã sẵn sàng nghiên cứu về Elliott chứ? Nào chúng ta bắt đầu!

I. CẤU TRÚC SÓNG ELLIOTT
MÔ HÌNH SÓNG 5-3
Ông Elliott đã chỉ ra rằng thị trường có xu hướng di chuyển trong cái mà ông gọi là mô hình sóng 5-3.
Mô hình 5 sóng đầu được gọi là sóng đẩy (impulse wave).
Mô hình 3 sóng sau được gọi là sóng hiệu chỉnh (corrective wave).
Trong mô hình 5 sóng đầu, sóng 1, 3, 5 là các sóng đẩy (impulse waves) – cùng hướng với xu hướng chính, trong khi đó sóng 2, 4 có tính hiệu chỉnh (corrective waves).
Đầu tiên hãy xem mô hình 5 sóng đẩy với hình vẽ bên dưới:

Nếu bạn còn thấy chưa rõ ràng, vậy ta sẽ thêm 1 chút màu sắc nhé:

Giờ đây bạn có thể nhận thấy một cách rõ ràng 5 sóng, mỗi sóng tương ứng với một màu. Trong phạm vi tài liệu này, chúng ta sẽ sử dụng cổ phiếu để minh họa. Ngoài ra, lý thuyết Elliott có thể dễ dàng áp dụng cho tiền tệ, trái phiếu, vàng, dầu, ngoại hối…
Dưới đây là mô tả ngắn gọn về mỗi sóng:


Sóng 1
Sóng 1 hiếm khi rõ ràng khi hình thành. Khi sóng đầu tiên của đợt thị trường tăng bắt đầu, tin cơ bản gần như là tiêu cực ở toàn cầu. Xu hướng trước đó được xem là vẫn còn hiệu lực. Tuy nhiên giá bắt đầu tăng nhẹ do các nhà đầu tư nhận định giá đang ở mức thấp và là thời điểm thích hợp để mua vào. Khối lượng giao dịch dường như tăng một chút khi giá tăng, nhưng không đủ để cảnh báo các nhà phân tích kỹ thuật.
Sóng 2
Tại thời điểm này, 1 phần các nhà đầu tư mua vào tin rằng cổ phiếu đã tăng vượt mức giá trị của nó và quyết định chốt lời, điều này khiến các cổ phiếu giảm điểm. Thường là thông tin vĩ mô, vi mỗ vẫn xấu. Cảm xúc giá giảm nhanh chóng hình thành, và “đám đông” vẫn tin là thị trường vẫn đi xuống. Tuy nhiên, một số dấu hiệu tích cực xuất hiện: khối lượng giao dịch thấp khi giá đi xuống, giá không giảm thấp hơn 61,8% độ dài của sóng 1.
Sóng 3
Sóng 3 thông thường là sóng lớn nhất và mạnh nhất trong một xu hướng (sóng 3 không bao giờ là sóng ngắn nhất). Thông tin tích cực và nhà phân tích cơ bản dự báo tích cực về lợi nhuận của doanh nghiệp cũng như triển vọng thị trường. Các nhà đầu tư tham gia mạnh vào thị trường, giá nhanh chóng tăng vượt qua đỉnh của sóng 1 cùng với sự gia tăng của khối lượng giao dịch.
Sóng 4
Sóng 4 thường rõ ràng là sóng điều chỉnh giảm khi các nhà đầu tư đã nhận được 1 tỷ suất sinh lợi như kỳ vọng đồng thời bắt đầu xuất hiện cảm giác lo ngại khi thị trường đã tăng điểm mạnh ở sóng 3 dẫn đến hành vi chốt lời hàng loạt (mặc dù có thể không có thông tin xấu trong giai đoạn này). Sóng 4 thường là sóng phức tạp và khó dự đoán nhất.
Sóng 5
Sóng 5 là sóng cuối cùng trong xu hướng chính. Tiếp tục là những thông tin tích cực về triển vọng vĩ mô, vi mô. Các nhà đầu tư tham gia vào thị trường đẩy giá tăng trở lại vượt qua đỉnh của sóng 3. Tuy nhiên sóng 5 thường không tăng mạnh bằng sóng 3 và khối lượng giao dịch thường thấp hơn sóng 3. Vào cuối sóng 5, bắt đầu xuất hiện dấu hiệu phân kỳ của các chỉ báo dao động như Stochastic, MACD,…
Sóng điều chỉnh ABC
Khi sóng đẩy hoàn thành, thị trường sẽ điều chỉnh sau đó và đổi chiều bởi 3 sóng ngược xu hướng chính. Chữ được sử dụng thay cho số để phân biệt giữa sóng đẩy và sóng điều chỉnh. Dưới đây là ví dụ mô hình 3 sóng điều chỉnh.

Chúng tôi lấy ví dụ về thị trường tăng điểm không có nghĩa lý thuyết sóng Elliott không thể áp dụng cho thị trường giảm điểm. Mô hình sóng 5-3 cũng có thể như sau:

Theo Elliott, có 21 mô hình sóng điều chỉnh ABC từ đơn giản đến phức tạp.
“Trời đất ơi, 21 ư, làm sao tôi có thể nhớ hết tất cả!”
Thực tế nó khá dễ dàng. Điều tuyệt vời về sóng Elliott là bạn không phải ghi nhớ tất cả 21 dạng sóng điều chỉnh ABC bỏi vì nó được hình thành bởi 3 mẫu rất đơn giản và dễ hiểu.
a) Mẫu Zig-Zag


Mẫu Zig-Zag là những đường giá di chuyển dốc ngược lại với xu hướng hiện tại. Sóng B thường có chiều dài ngắn nhất so với sóng A và C. Mô hình Zig-Zag có thể xảy ra 2 hoặc 3 lần trong một lần điều chỉnh (từ 2 đến 3 mô hình zig-zag gắn với nhau). Giống như tất cả các sóng, mỗi sóng trong mô hình zig-zag có thể chia thành 5 mô hình sóng.
b) Mẫu phẳng

Mẫu phẳng đơn giản là sóng đi ngang. Nhìn chung thì độ dài của sóng là giống nhau và sóng B là đảo chiều của sóng A và sóng C. Đôi khi sóng B có thể đi xa hơn điểm bắt đầu của sóng A.
c) Mẫu tam giác

Mẫu tam giác là mô hình điều chỉnh bởi sự hội tụ hay phân kỳ các đường xu hướng. Tam giác được tạo bởi 5 sóng di chuyển ngược với xu hướng. Những tam giác này có thể đối xứng, giảm dần, tăng dần, hoặc mở rộng.
II. ĐẶC ĐIỂM CỦA SÓNG ELLIOTT
1. SÓNG TRONG SÓNG
Như chúng ta đã đề cập trước đó, các sóng Elliot là các Fractals. Môi sóng được tạo bởi các sóng phụ. Tôi sẽ cho bạn xem một bức tranh khác về sóng Elliott.

Thú vị phải ko ? Bạn có thấy là sóng 1,3, và 5 được tạo bởi mô hình 5 sóng đẩy trong khi sóng 2 và 4 được tạo bởi mô hình 3 sóng điều chỉnh? Hãy nhớ là mỗi sóng đều bao gồm các mô hình sóng nhỏ hơn. Các mô hình này lập lại chính nó. Mãi mãi…
Để dễ dàng nhận diện những sóng này, lý thuyết sóng Elliott đã phân ra một loạt các loại sóng theo thứ tự từ lớn nhất đến nhỏ nhất:
1.      Grand Supercycle: kéo dài từ vài thập kỷ đến vài thế kỷ
2.      Supercycle: kéo dài từ vài năm đến vài thập kỷ
3.      Cycle: kéo dài từ vài quý đến vài năm
4.      Primary: kéo dài từ vài tháng đến vài năm
5.      Intermediate: kéo dài từ vài tháng đến vài quý
6.      Minor: kéo dài từ vài tuần đến vài quý
7.      Minute: kéo dài từ vài tuần tuần đến vài tháng
8.      Minuette: kéo dài từ vài ngày đến vài tháng
9.      Subminuette: kéo dài từ vài ngày đến vài tuần
10. Micro: kéo dài từ vài giờ đến vài ngày
11. Submicro: kéo dài từ vài phút đến vài giờ
2. SÓNG ĐẨY MỞ RỘNG
Một điều mà bạn cần phải biết về lý thuyết sóng Elliott là một trong 3 sóng đẩy sẽ luôn luôn được mở rộng. Đơn giản là sẽ luôn có một sóng dài hơn hai sóng còn lại.
Theo Elliott, thường sóng thứ năm sẽ được mở rộng. Tuy nhiên, theo thời gian nó đã thay đổi và rất nhiều người bắt đầu cho là sống thứ 3 là một sóng mở rộng.
Dưới đây là các dạng sóng mở rộng.


3. "SÓNG CỤT" (TRUNCATION)
Thường thường, sóng 5 phát triển trong điều kiện quá bán khi các nhà đầu tư đã nhận diện sóng Elliott một cách khá rõ ràng và họ biết rằng đây có thể là con sóng cuối cùng trong xu hướng tăng. Điều này đôi khi có thể làm cho chiều cao của sóng 5 thấp hơn sóng 3. Được gọi là "sóng cụt" (truncation)




4. "TAM GIÁC CHÉO" (DIAGONAL TRIANGLE)
Tam giác chéo là trường hợp đặc biệt mà sóng 4 có thể đi vào biên độ của sóng 1. Nói một cách khác là sóng 4 và sóng 1 chéo nhau - đây cũng là nguyên nhân xuất hiện tên gọi của nó là "tam giác chéo"
Quy tắc:
  • Mô hình Diagonal Triangle bao gồm 5 sóng.
  • Sóng 3 không bao giờ là sóng ngắn nhất so với các sóng khác.
  • Sóng 4 và Sóng 1 chéo nhau (vì thế nó có tên gọi là Tam giác chéo), tức là đáy Sóng 4 đi vào biên độ của Sóng 1.
  • Sóng 4 không vượt qua điểm khởi nguồn của Sóng 3.
  • Sóng 5 phải vượt qua điểm cuối của Sóng 3.
Tam giác chéo được phân chia thành 2 loại: Leading Diagonal Triangle và Ending Diagonal Triangle
a) Ending Diagonal Triangle



Mô hình sóng Ending Diagonal Triangle thuộc dạng mô hình sóng chủ xảy ra ở các sóng cuối một cấp độ sóng như sóng 5 hay sóng C. Không nên nhầm lẫn nó với các mô hình tam giác điều chỉnh.
Mô hình sóng Ending Diagonal Triangle là hiện tượng tương đối hiếm đối với các cấp độ sóng lớn mà thường xuất hiện ở các cấp độ sóng thấp hơn trên các đồ thị giá trong ngày (intraday). Thường thì theo sau mô hình Diagonal Triangle là sự thay đổi mạnh về xu hướng thị trường.
Vị trí xuất hiện: Mô hình Ending Diagonal Triangle xuất hiện ở các sóng 5, C.
Cấu trúc sóng bên trong: Mô hình Ending Diagonal Triangle bao gồm 5 sóng và có cấu trúc sóng bên trong theo dạng 3-3-3-3-3.
b) Leading Diagonal Triangle


Mô hình sóng Leading Diagonal Triangle thuộc dạng mô hình sóng chủ thường xảy ra ở đầu một cấp độ sóng như sóng 1 hay sóng A hay nói cách khác nó nằm trong sóng 1 hoặc sóng A. Không nên nhầm lẫn nó với các mô hình tam giác điều chỉnh. Điểm khác của mô hình này với mô hình Ending Diagonal Triangle là các sóng 1, 3 và 5 có cấu trúc sóng bên trong gồm 5 sóng chứ không phải 3 sóng như mô hình Ending Diagonal Triangle.

Cũng như mô hình sóng Ending Diagonal Triangle thì mô hình sóng Leading Diagonal Triangle là hiện tượng tương đối hiếm đối với các cấp độ sóng lớn mà thường xuất hiện ở các cấp độ sóng thấp hơn trên các đồ thị giá trong ngày (intraday). Thường thì theo sau mô hình Diagonal Triangle là sự thay đổi mạnh về xu hướng thị trường.

Vị trí xuất hiện: Mô hình Leading Diagonal Triangle xuất hiện ở các sóng 1 và A.

Cấu trúc sóng bên trong: Mô hình Leading Diagonal Triangle bao gồm 5 sóng có cấu trúc sóng bên trong theo dạng 5-3-5-3-5.

III. ĐO LƯỜNG SÓNG

Sóng 1

Sóng 1 có điểm xuất phát từ thị trường con gấu (suy thoái). Do đó, sóng 1 ít khi được nhận biết ngay từ đầu. Mục đích của việc đo lường sóng 1 để tìm ra tỷ lệ của các sóng còn lại. Mặc dù không có một quy tắc nhất định nào trong tỷ lệ của các sóng còn lại, nhưng có những tác dụng nhất định trong việc ước tính độ dài của các con sóng khác. Trước khi nói về các tỷ lệ này, chúng ta cần phải đến Fibonacci trước.
Tỷ lệ Fibonacci là những tỷ lệ toán học được tính ra từ các con số của dãy số Fibonacci. Dãy số Fibonacci được tìm ra bởi Leonardo Fibonacci từ năm 1180 trước công nguyên. Dãy số Fibonacci được sử dụng rất nhiều tronng các lĩnh vực như máy móc, vũ trụ, chứng khoán,… Đây là cơ sở sản sinh ra các tỷ lệ Fibonacci với mục đích dùng nó để hỗ trợ giao dịch.

Các tỷ lệ Fibonacci được dùng thường xuyên nhất là:
1                      1.618              2.618              4.23                6.85    (mở rộng)
0.14                0.25                0.5                   0.618                          (thoái lui)

Sóng 2

Sóng 2 thường thoái lui về mức 0.5 hoặc 0.62 (làm tròn từ 0.618) so với sóng 1.

Sóng 3

Sóng 3 thường có quan hệ tỷ lệ với sóng 1 theo một trong ba trường hợp sau: Sóng 3 = 1.62 sóng 1; Hoặc = 2.62 sóng 1; hoặc 4.25 sóng 1

Các tỷ lệ thường thấy nhất là 1.62 và 2.62. Tuy nhiên, nếu sóng 3 là sóng mở rộng thì các tỷ lệ 2.62 và 4.25 phổ biến hơn.

Sóng 4

Sóng 4 thường có quan hệ với sóng 3 theo một trong ba trường hợp sau: sóng 4 = 24% sóng 3; hoặc = 38% sóng 3; hoặc bằng 50% sóng 3

Các tỷ lệ 24% và 38% là phổ biến nhất cho sóng 4

Sóng 5

Sóng 5 có hai quan hệ tỷ lệ theo hai trường hợp:

Nếu độ dài sóng 3 > 1.62 sóng 1 thì tỷ lệ của sóng 5 như sau: sóng 5 = sóng 1; hoặc = 1.62 sóng 1; hoặc = 2.62 sóng 1



Nếu độ dài sóng 3 <1 .62="" 0.62="" 1-3="" 1.62="" 1="" 3="" 5="sóng" a="" b="" c="" ho="" i="" kh="" khi="" l="" m="" n="" ng="" nh="" r="" s="" span="" t="" th="" u=""><1 .62="" 0.62="" 1-3="" 1.62="" 1="" 3="" 5="sóng" a="" b="" c="" ho="" i="" kh="" khi="" l="" m="" n="" ng="" nh="" r="" s="" span="" t="" th="" u="">


IV. PHƯƠNG PHÁP VẼ SÓNG ELLIOTT

1. Giới thiệu khái quát:

Vẽ kênh giá là phương pháp quan trọng không chỉ quyết định vị trí các sóng nội bộ mà còn dự đoán được các mục tiêu cho sóng kế tiếp.

Kênh giá là những đường xu hướng song song, ít nhiều cũng chứa toàn bộ dao động giá của một sóng. Dù các đường xu hướng của mô hình Triangle không song song nhưng chúng cũng được coi là kênh giá.

Dưới đây là minh họa kênh giá của mô hình sóng chủ và mô hình sóng điều chỉnh.

Các sóng thuộc cùng cấp độ sóng có thể được nhận diện bằng cách vẽ các kênh giá. Đặc biệt trong trường hợp các cấu trúc sóng chủ, sóng Zigzag và mô hình tam giác. Nếu những sóng này không tương xứng nhau thì nên tìm kiếm cách tính sóng tùy chọn khác.

2. Cách vẽ kênh giá và dự đoán mục tiêu sử dụng kênh giá:

a) Mục tiêu sóng 3 hoặc sóng C:

Vẽ một kênh giá ngay sau khi sóng 1 và sóng 2 hoàn thành. Nối điểm khởi đầu của sóng 1 (được đánh dấu là 0) với điểm cuối của sóng 2, sau đó vẽ một đường song song kéo từ đỉnh sóng 1.
Đường song song này có vai trò là mục tiêu tối thiểu của sóng 3 đang phát triển. Nếu sóng 3 không thể bức phá qua đường song song này hoặc không thể chạm đến nó thì có thể đó là sóng C chứ không phải là sóng 3.


Đường hỗ trợ từ 0 đến sóng 2 có vai trò là mức chặn. Khi đường này bị phá vỡ thì rất có khả năng sóng 2 hoặc B di chuyển phức tạp hơn vì thế sóng 3 hoặc C chưa bắt đầu hình thành.

Chú ý rằng sóng 3 thường là sóng mạnh nhất và sẽ vượt qua đường xu hướng trên.

b) Mục tiêu sóng 4:

Ngay sau khi sóng 3 hoàn thành thì có thể vẽ một kênh giá bằng cách nối điểm cuối của sóng 1 với điểm cuối của sóng 3 bằng một đường xu hướng rồi vẽ một đường song song từ điểm cuối của sóng 2. Bằng cách này có thể dự đoán mục tiêu sóng 4. Chú ý rằng thông thường đường nằm dưới từ sóng 2 sẽ bị phá vỡ một chút do hành động giá của sóng 4. Đường hỗ trợ này có vai trò là mục tiêu tối thiểu của sóng 4.


Nếu sóng 4 không đến gần được đường này thì đây là biểu hiện của một xu hướng rất mạnh. Có thể xu hướng giá vẫn đang ở sóng 3 hoặc sẵn sàng cho sự bức phá mạnh ở sóng 5.

c) Mục tiêu sóng 5:

- Phương pháp 1:

Ngay sau khi sóng 4 hoàn thành thì có thể vẽ một kênh giá nối điểm cuối của sóng 2 với điểm cuối của sóng 4 bằng một đường xu hướng sau đó vẽ đường song song từ điểm cuối của sóng 3. Bằng cách này có thể dự đoán mục tiêu sóng 5.


Thông thường sóng 5 sẽ không chạm đến đường xu hướng nằm trên, trừ khi song 5 theo mô hình mở rộng Extension5 hoặc khi sóng 3 tương đối yếu. Trong mô hình Extension5 với biểu hiện khối lượng giao dịch cao và các chỉ báo xung lượng mạnh mẽ thì hiện tượng vượt quá (throwover) có thể xuất hiện.

Phương pháp 2:

Thường thì sóng 3 là sóng mạnh nhất cho thấy tốc độ di chuyển rất nhanh khi so sánh với sóng 1 và sóng 5. Nếu sóng 3 cho thấy một đợt tăng giá hoặc giảm giá gần như thẳng đứng thì vẽ một đường xu hướng nối sóng 2 với sóng 4 rồi vẽ đường song song từ sóng 1.


Đường song song này sẽ cắt qua sóng 3 và sẽ tạo mục tiêu cho sóng 5. Kinh nghiệm cho thấy đây là kênh giá rất có giá trị.

d) Mục tiêu sóng D và E:

Ngay sau khi sóng B hoàn thành thì có thể vẽ một đường xu hướng nối điểm khởi đầu sóng A với điểm cuối sóng B để định mục tiêu cho sóng D khi mô hình Triangle đang phát triển. Điều này chắc chắn hơn sau khi sóng C hoàn thành.


Ngay sau khi sóng C hoàn thành thì có thể vẽ đường xu hướng nối sóng A với điểm cuối sóng C để định mục tiêu sóng E. Hầu như không bao giờ sóng E dừng ngay tại đường xu hướng mà chỉ ghé sát đường xu hướng một cách nhanh chóng và tạm thời.

e) Mục tiêu trong mô hình Double Zigzag:

Việc vẽ một kênh giá là điều rất quan trọng để phân biệt các mô hình Double Zigzag với các mô hình sóng đẩy (Impulse) trong khi việc phân biệt chúng vốn khó khăn do chúng đều có đặc trưng sóng chủ. Các mô hình Double Zigzag có xu hướng chạm kênh giá gần như hoàn hảo trong khi ở mô hình Impulse thì sóng 3 thường phá vỡ ra khỏi kênh giá.





Phân tích các sóng điều chỉnh kết hợp Fibonacci


Các quá trình điều chỉnh có xu thế đưa giá trở lại khu vực sóng thứ 4 ở cấp độ sóng nhỏ hơn và cũng thường vượt qua khu vực này và đi vào khu vực sóng thứ 2 ở cấp độ sóng nhỏ hơn. Nếu quá trình điều chỉnh phát triển theo mô hình Flat (FL), mô hình Contracting Triangle (CT) thì quá trình điều chỉnh thường giới hạn trong phạm vi 38.2% – 50.0% và thực tế này đúng thậm chí quá trình điều chỉnh là sóng thứ 2.
Một mức hồi lại không quá 38.2% quá trình dao động trước đó cho thấy một sức mạnh tiềm ẩn của xu hướng chính. Mức hồi 50.0% thường xuất hiện trong chuỗi 5 sóng nhưng không xuất hiện thường xuyên như mức hồi 61.8%. Tuy nhiên mức hồi 50.0% lại rất phổ biến ở những sóng điều chỉnh tăng trong thị trường đầu cơ giá xuống ví dụ như sóng B trong mô hình Zigzag (ZZ).
1. Mục tiêu sóng A:
Sau mô hình Ending Diagonal (ED) trong sóng (5) thì sóng A hồi về sóng 2 của mô hình Ending Diagonal (ED) này. 
Phân tích các sóng điều chỉnh kết hợp Fibonacci trong lý thuyết sóng Elliott,ứng dụng fibonacci và sóng elliott trong giao dịch vàng ngoại hối forex
Khi sóng A là một phần của mô hình Contracting Triangle (CT), sóng (B) hoặc sóng (4) thì nó thường hồi lại 38.2% của cả 5 sóng trước đó và đi vào phạm vi sóng thứ 4 của 5 sóng này. 
Phân tích các sóng điều chỉnh kết hợp Fibonacci trong lý thuyết sóng Elliott,ứng dụng fibonacci và sóng elliott trong giao dịch vàng ngoại hối forex

2. Mục tiêu sóng B: 
Trong mô hình Zigzag (ZZ) thì sóng B hầu như hồi lại 38.2% hoặc 61.8% sóng A. Trong mô hình Flat (FL) thì nó xấp xỉ bằng sóng A. Trong mô hình Flat (FL) Irregular thì nó thường đi một khoảng cách bằng 138.2% sóng A.Phân tích các sóng điều chỉnh kết hợp Fibonacci trong lý thuyết sóng Elliott,ứng dụng fibonacci và sóng elliott trong giao dịch vàng ngoại hối forex
3. Mục tiêu sóng C: 
Sóng C có chiều dài ít nhất là 61.8% sóng A. Nó có thể ngắn hơn trong trường hợp mô hình Zigzag (ZZ) Running hoặc Flat (FL) Running trong đó sóng C rất ngắn và không thể vượt qua điểm cuối của sóng A.
Nhìn chung sóng C bằng với sóng A hoặc đi một khoảng cách bằng 161.8% sóng A. Sóng C thường đạt 161.8% chiều dài sóng a trong mô hình Flat (FL) Irregular.
Phân tích các sóng điều chỉnh kết hợp Fibonacci trong lý thuyết sóng Elliott,ứng dụng fibonacci và sóng elliott trong giao dịch vàng ngoại hối forex
Trong mô hình Contracting Triangle (CT) thì sóng C thường bằng 61.8% sóng A. Trong mô hình Expanding Triangle (ET) thì sóng C thường bằng 161.8% sóng A. 

4. Mục tiêu sóng D:
Trong mô hình Contracting Triangle (CT) thì sóng D thường bằng 61.8% sóng B. Trong mô hình Expanding Triangle (ET) thì sóng C thường bằng 161.8% sóng B.
5. Mục tiêu sóng E:
Trong mô hình Contracting Triangle (CT) thì sóng E thường bằng 61.8% sóng C. Trong mô hình Expanding Triangle (ET) thì sóng E thường bằng 161.8% sóng C. 
6. Mục tiêu sóng X:
Sóng X tối thiểu hồi lại 38.2% quá trình điều chỉnh A-B-C trước đó; một mức hồi lại 61.8% cũng phổ biến đối với sóng X.
Phân tích các sóng điều chỉnh kết hợp Fibonacci trong lý thuyết sóng Elliott,ứng dụng fibonacci và sóng elliott trong giao dịch vàng ngoại hối forex

GỬI YÊU CẦU HỖ TRỢ

Name

Email *

Message *

DANH MỤC TƯ VẤN 2024

KHUYẾN NGHỊ 2024

THÁNG 4.2024: Khuyến nghị 01.04.2024: Lướt sóng MSN, vùng mua 74(+-1%). Mục tiêu 90 (+21,6%). Cắt lỗ nếu thủng 70(-5,4%). Mua/bán/cắt lỗ dứ...


LỊCH KINH TẾ

Lịch Kinh Tế theo Thời Gian Thực được cung cấp bởi Investing.com Việt Nam