2019-03-14

Nhận định về các nhóm ngành chính trên TTCK VN Q1 2019

Nhận định về các nhóm ngành chính trên TTCK VN Q1 2019
Tại thời điểm hiện tại giai đoạn mà thị trường VN và cả Thế Giới khá giằng co và chủ yếu ở vị thế thăm dò hay chỉ đầu tư ngắn hạn là chủ yếu thì cùng nhìn lại các nhóm ngành sau giai đoạn ảm đạm nửa cuối năm 2018 chịu tác động mạnh mẽ từ Trade war và nửa đầu năm 2019 khi có sự hỗ trợ về tin tức vĩ mô từ FEDs, Trade war và Brexit.
  • Ngành ngân hàng: Sau khi bị NHNN hạ chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng và ngừng cấp nguồn vay cho các NHTM thì áp lực đó ảnh hưởng mạnh lên doanh thu và lợi nhuận ở phần đông các ngân hàng đã niêm yết, chỉ số ít trong đó này hoàn thành kế hoạch hoặc hạ kế hoạch ở các tháng cuối năm. Bước sang quý 1 áp lực lớn hơn khi kế hoạch chuẩn Basel II được đặt ra cấp bách khiến các NHTM bắt đầu có động thái chạy đua để tăng vốn. Qua đó sẽ phần nào ảnh hưởng đến việc phân chia lợi nhuận năm 2018 dù đã eo hẹp nên lý do dòng tiền có phần chần chừ với ngành ngân hàng dù có lực hỗ trợ mạnh mẽ từ khối ngoại ở các phiên sau tết nguyên đán ở đầu tháng 2.2019. Khuyến nghị: Chỉ nên tham gia một phần ở tỷ trọng quanh 20-30% danh mục ở một số CP ngành này, trong giai đoạn 6 tháng đầu năm 2019 nhằm chờ thêm thông tin từ các NHTM về phương án cho việc tăng vốn này.
  • Ngành Bất Động Sản: Sau khi bị siết mạnh về lãi suất ngân hàng cho ngành BĐS thì chuỗi ảnh hưởng kéo dài cho ngành trong suốt nửa cuối năm 2018, bước qua 2019 phần lớn các DN BĐS đều trong quá trình xây dựng nên thiếu rõ nguồn cung BĐS trên thị trường đồng thời kéo giá nhà đất hầu như khá cao tạo ảnh hưởng mạnh đến sức cầu và liên đới đến doanh thu, lợi nhuận đến DN BĐS niêm yết. Một số cố gắng tận dụng trong việc doanh thu èo ọt và thiếu vốn bằng cách cơ cấu doanh nghiệp dòng vốn đầu tư vào các dự án trọng điểm hay quỹ đất có sẵn. Khuyến nghị chỉ nên tham gia lướt sóng ở một số thời điểm và target nên đặt ở mức ngắn hạn quanh 3-5% hoặc chỉ 1 bước sóng theo PTKT.
  • Ngành Chứng khoán: Hầu như được đánh giá khá tốt mỗi khi thị trường phục hồi, nhưng NĐT cần hiểu rõ về cơ bản để xác nhận một công ty chứng khoán hưởng lợi cần có thông tin từ BCTC ít nhất là quý để có số liệu từ tự doanh, KQKD của công ty chứng khoán trong các quý có thanh khoản cao của thị trường. Bên cạnh đó cũng tùy thuộc vào dòng tiền mạnh trở lại thị trường trong bao lâu mới có thể đánh giá về mức ổn đinh, phát triển kỳ vọng trong tương lai và trong giai đoạn quý 1 2019, hầu như thanh khoản đều chỉ tập trung ở CP đầu ngành và từ nhịp tích lũy của khối ngoại nhưng cũng chỉ giúp CP này duy trì trung bình quanh 30-50 tỷ/phiên, khá thấp so với mức 100 tỷ ở các thời điểm đầu năm 2018. Chỉ nên lướt sóng CP trong từng thời điểm dòng tiền trở lại thị trường. Theo dõi thông tin về vốn FDI vào nhờ hưởng lợi CPTPP, giảm lãi suất từ FEDs, nâng tỷ trọng của Quỹ ETFs mới kỳ vọng hơn từ TTCK cũng như các Công ty Chứng khoán.
  • Dệt May và Thủy sản: Hưởng lợi mạnh từ CPTPP và đã tác động theo hướng tích cực đến các doanh nghiệp Thủy sản, Dệt may ngày từ nửa cuối năm 2018 bên cạnh đó đang được kỳ vọng vào ngành. Các DN BĐS Khu Công Nghiệp và Logistics đang cần thời gian đầu tư xây dựng cơ bản. Phần lớn các CP nhóm ngành này làm ăn khá ổn định với mức tăng trưởng trung bình 15-20%/ năm (ngoại trừ thủy sản tăng đột biến nhờ hưởng lợi từ TT Trung Quốc). Hiện tại gần hết quý 1, theo số liệu từ tổng cục thống kê thì hầu như đã có tín tín hiệu từ dòng vốn FDI đang dịch chuyển dần từ các nước khác sang VN từ việc được hưởng lợi ở CPTPP và ít chịu tác động từ Trade war khi xuất khẩu sang Mỹ hay một số DN được thông qua POR14. Do đó việc kiên nhẫn đầu tư nắm giữ các CP nhóm ngành này sẽ thích hợp cho NĐT dài hạn và NĐT cần có các CP nhóm này trong danh mục khoảng 20% để tránh việc ảnh hưởng mạnh mỗi nhịp các thông tin chưa rõ ràng của FEDs, Mỹ – Trung, Brexit. Một số CP tham khảo: TCM, TNG, VGT, VHC, HVG, GMD, LHG, KBC.
  • Đầu ngành vốn hóa lớn: Các CP nhóm này chịu tác động mạnh từ TT Phái Sinh kể từ khi xuất hiện ở VN ở các phiên đáo hạn hợp đồng ở thị trường này thì những CP vốn hóa lớn như nhóm VINGROUP hay SAB, VNM, GAS, PLX... đều tác động mạnh mẽ và làm méo mó thị trường. Tuy nhiên vẫn còn đó rất nhiều DN có giá trị nội tại và bản chất riêng như: HPG, FPT, GEX, VHC, MSN, BVH, PNJ, VJC, GAS, VRE, VNM.... Do đó với việc kỳ vọng vào vĩ mô của thị trường thế giới, điểm sáng của thị trường VN trong CPTPP thì khả năng các doanh nghiệp đầu ngành sẽ được tiếp cận trước tiên bởi các nguồn vốn đầu tư mới từ MỸ, CPTPP, AUSTRALIA, EU. Qua đó các CP đầu ngành nên được duy trì trên danh muc quanh 30% tỷ trọng và xem như ngưỡng đầu tư chiến lược trong danh mục năm 2019
Ngày nhận định 14.03.2019 
 ĐÀO VIỆT ANH / BROKER - TEL: 0977 513 911


No comments:

Post a Comment

GỬI YÊU CẦU HỖ TRỢ

Name

Email *

Message *

DANH MỤC TƯ VẤN 2024

KHUYẾN NGHỊ 2024

THÁNG 4.2024: Khuyến nghị 01.04.2024: Lướt sóng MSN, vùng mua 74(+-1%). Mục tiêu 90 (+21,6%). Cắt lỗ nếu thủng 70(-5,4%). Mua/bán/cắt lỗ dứ...


LỊCH KINH TẾ

Lịch Kinh Tế theo Thời Gian Thực được cung cấp bởi Investing.com Việt Nam