2019-03-25

Tổng quan và dự báo TTCK Việt Nam tuần giao dịch 25-29.03.2019


image.png
NHẬN ĐỊNH THỊ TRƯỜNG
VNI-Index Tiêu cực – HNX-Index: Tiêu cực – VN30: Tiêu cực
Ngắn hạn: Quan sát , hạ tỷ trọng khi rung lắc . Dài hạn: tích lũy dần và cơ cấu ở tín hiệu test đáy – tạo đáy, chú ý dòng tiền vùng 950-960 và nhóm CPTPP
Khối ngoại đảo hàng mạnh ở vốn hóa lớn, gom bank. Chú ý CP có KQKD 2018 khả quan, để ý KH KD của DN đầu ngành, CPTPP
TÓM TẮT PHIÊN GIAO DỊCH TRƯỚC
  • Trên sàn HOSE: Chỉ số VNI-Index quay đầu phục hồi sau phiên giảm mạnh khi chốt tuần tại 977,71 điểm, tăng 6,93 điểm(+0,71%). Thanh khoản phiên chỉ ở mức thấp 206,92 triệu CP  4.731,96 tỷ đồng Trong đó thỏa thuận phiên giao dịch tại 55,1 triệu CP ứng với 1.417,39 tỷ đồng, tăng mạnh so với phiên trước với khá nhiều CP thỏa thuận ở mức cao như: GTN 146 tỷ VND 110 tỷ SBT 100 tỷ CII 94,5 tỷ VCB 91,1 tỷ bên cạnh những VHM, NLG, GEX, PDN, FCN, EIB, E1VFVN30, VRE từ 30-65 tỷ. Trên sàn sau nhịp rung lắc nhẹ ở đầu phiên thì chỉ số lấy lại cân bằng và phục hồi sau phiên trước giảm sâu và cso sự đồng thuận từ các nhóm ngành như bank, dầu khí, BĐS và VN30 giúp chỉ số laasys lại 6 điểm so với phiên trước với thanh khoản duy trì ở mức thấp chưa đạt trugn bình tháng với chỉ 6 CP trên 100 tỷ và 13 CP giao dịch trên 50 tỷ dù thanh khoản tổng duy trì ở mức cao nhưng phiên này phần lớn tập trung ở các lệnh thỏa thuận. Tuy vậy độ rộng sàn HOSE vẫn nghiêng về số mã tăng với lực tăng đa phần trên 1% và chiều giảm phần lớn là CP có bước sóng tăng mạnh 20-30% chưa có nhịp chỉnh trong các phiên vừa qua như TCM, PHR, GTN, LCG. Ở chiều tăng bên cạnh sự đồng thuận của thị trường thì một số CP vốn hóa lớn như VIC, VHM, VRE, GAS, BID, SAB, CTG kéo chỉ số tăng gần 7 điểm. Thống kê cuối phiên sàn HOSE có 154 mã tăng / 139 mã giảm
  • Động thái Khối Ngoại: Khối ngoại mua ròng đến 262,85 tỷ (Mua 1267,02 tỷ - Bán 1.004,17 tỷ), chiếm 48% tổng thanh khoản 2 chiều, thanh khoản tăng mạnh so với phiên trước. Chiều mua ròng:E1VFVN30(Mua 65,5 tỷ - Bán 1 tỷ), VIC(Mua 53,6 tỷ - Bán 1 tỷ), HPG(Mua 89,6 tỷ - Bán 40,6 tỷ), VHM(Mua 100,3 tỷ - Bán 73,2 tỷ), CII(Mua 103,4 tỷ - Bán 75,1 tỷ), GAS(Mua 27,5 tỷ), GEX(Mua 22,7 tỷ),CTG(Mua 22,4 tỷ), PVD(Mua 14 tỷ), CTD(Mua 13,7 tỷ), BWE(Mua 12,8 tỷ), PLX(Mua 12,2 tỷ - Bán 1,5 tỷ), KBC(Mua 12,7 tỷ), Một số CP mua ròng dưới 5 tỷ: DPM, HHS, PPC, PVT, SAB, STB, TVS.Chiều bán ròng: VCB(Mua 78,9 tỷ - Bán 104,4 tỷ), VJC(Mua 1,2 tỷ - Bán 16,7 tỷ), DXG(Bán 13 tỷ), SSI(Mua 5,1 tỷ - Bán 14,2 tỷ), YEG(Mua 11,3 tỷ - Bán 17,3 tỷ), POW(Mua 3,4 tỷ - Bán 11,8 tỷ), Một số CP bán ròng dưới 5 tỷ: HCM, NVL, PC1, PHR, VHC. Sang tay – Đảo hàng: VND(110,9 tỷ), FPT(102,9 tỷ), VRE(Mua 78,6 tỷ - Bán 93,6 tỷ), NLG(63,7 tỷ), FCN(52,6 tỷ), MSN(48,7 tỷ), VNM(30,9 tỷ),MWG(17,7 tỷ), TCB(16,2 tỷ), HDB(Mua 20,2 tỷ - Bán 16,1 tỷ), KDC(15,5 tỷ), BID(Mua 5 tỷ - Bán 8 tỷ), BVH(5,1 tỷ), DHC(4,6 tỷ), SCS(3,1 tỷ), TCM(3,2 tỷ), SVC(3,1 tỷ), JVC(1,5 tỷ). Khối ngoại phiên vừa qua vẫn tiếp tục giao dịch các CP vốn hóa lớn với chủ yếu thanh khoản tạo ra từ sang tay và thỏa thuận đối với 2 chiều như: VND, FPT, VRE, NKG, FCN, MSN, VNM hay có lực bán ròng với thanh khoản 2 chiều mức cao như VCB bán ròng gần 30 tỷ trong khi chiều mua hấp thục gần 80 tỷ . Thanh khoản mua ròng chốt phiên của khối ngoại ngoại bởi lực mua mạnh của khối ngoại ở số ít CP như VIC, HPG, VHM, CII, GEX, GAS, CTG cùng chứng chỉ quỹ E1VFVN30.
  • image.png
    image.png
  • Trên sàn Hà Nội: Chỉ số HNX-Index quay đầu tăng nhẹ ở phiên cuối tuần sau nhịp giảm sâu với lực tăng 0,28 điểm(+0,26%), đóng cửa tại 108,09 điểm. Thanh khoản phiên tăng mạnh với 108,09 triệu CP  855,82 tỷ đồng – Trong đó thỏa thuân giao dịch đến 26,1 triệu CP ứng với 460,94 tỷ đồng, tập trung ở CDN thỏa thuận gân 400 tỷ hay SHN 22,6 tỷ VCG 8,7 tỷ. Trên sàn thanh khoản chỉ tập trung mạnh CP PVS(+1% 81,1 tỷ) dẫn dắt các CP khác có phiên phục hồi và hỗ trợ tăng điểm nhưng với thanh khoản chỉ quanh 30-50 tỷ ACB, VGC, TNG với lực tăng quanh 0,5-2,5% . Thống kê cuối phiên sàn HNX có 86 mã tăng / 71 mã giảm
  • Động thái Khối Ngoại: Khối ngoại mua ròng mạnh đến 378,81 tỷ (Mua 380,71 tỷ – Bán 1,9 tỷ), chiếm 44,7% tổng thanh khoản 2 chiều, tăng mạnh ở chiều mua và tỷ trọng so với phiên trước, với chủ yếu thanh khoản do lực mua ở CP CDN(Mua 359,45 tỷ), PVS(Mua 13,8 tỷ) và SHB, TNG hơn 2 tỷ.
  • image.png
    image.png
  • Ngành Ngân Hàng:(10/17 cổ phiếu giao dịch trên 1 triệu CP – 1 CP có GTGD trên 100 tỷ). Thanh khoản sụt giảm mạnh chỉ duy trì ở CTG hơn 100 tỷ hay chỉ có số ít như MBB, VCB, TCB, BID, ACB, VPB trên 50 tỷ còn lại chỉ giao dịch ở mức thấp với phần lớn chốt phiên tăng nhẹ quanh 0,5%, một số giữ ở tham chiếu TCB, VPB, SHB, HDB hay giảm nhẹ như NVB, LPB. Trong phiên này khối ngoại tiếp tục mua mạnh CTG sang tay ở TCB, HDB bán ở VCB và mua ở STB, SHB. Về PTKT theo quan sát có thể chia ra các nhóm cổ phiếu để theo dõi như: Dò đáy: VIB Test Đáy: Tạo đáy: Trung tính: TPB, VCB, Tích cực: Rung lắc: Tạo đỉnh: Tiêu cực: CTG, HDB, MBB, BID, LPB, SHB, VPB, ACB, STB
  • Ngành Bất Động Sản: (14 cổ phiếu giao dịch trên 1 triệu CP – 2 CP có GTGD trên 100 tỷ). Ngành BĐS có phiên phục hồi mạnh mẽ nhất trong các nhóm ngành dưới sự dẫn dắt từ nhóm CP vốn hóa lớn ở VINGROUP bởi có sự hỗ trợ từ khối ngoại mạnh mẽ trong đó mua mạnh VIC, VHM, KBC trong khi bán ra DXG và sang tay mạnh ở CII, VRE. Phiên này phần lớn CP ngành BĐS tăng mạnh quanh 1,5-2,5%trong khi chiều giảm chỉ số ít CP giảm nhẹ KBC, DIG, SCR, ASM, NDN. Về PTKT theo quan sát có thể chia ra các nhóm cổ phiếu để theo dõi như: Dò đáy: SCR Test Đáy: Tạo đáy: Trung tính: Tích cực: Rung lắc: Tạo đỉnh: Tiêu cực: DXG, HBC, LDG, HDG, NLG, KBC.
  • Chứng khoán: (2 CP có KLGD trên 1 triệu CP – 0 CP giao dịch trên 100 tỷ). Thanh khoản tiếp tục duy trì ở mức thấp dưới 35 tỷ nhưng xuất hiện chứng chỉ quỹ E1VFVN30 có sự cải thiện mạnh mẽ ở phiên này với hơn 25 tỷ được giao dịch trên sàn. Chốt phiên với hầu hết CP ngành chứng khoán phục hồi tăng điểm so với phiên trước với lực tăng quanh 0,5-1,5% nhờ lực hỗ trợ mua ròng từ khối ngoại ở E1VFVN30 hay sang tay ở VND trong khi bán mạnh ra SSI.
  • Đầu ngành - Vốn hóa lớn: Các CP vốn hóa lớn có phiên phục hồi mạnh mẽ nhất là nhóm CP VINGROUP bên cạnh những GAS, BID, SAB, CTG kéo chỉ số tăng gần 7 điểm cùng với độ rộng thị trường nghiêng hẳn về số mã tăng ở bank, đầu ngành, chứng khoán, dầu khí, BĐS giúp chỉ số lấy lại phần nào điểm số mất phiên trước, trong đó nhóm đầu ngành – vốn hóa lớn hầu tết tăng nhẹ trở lại quanh 0,5-1,5%, một số giữ ở tham chiếu như TCB, VPB, HDB hay giảm nhẹ MSN, PLX, HPG, MWG, FPT. Về PTKT theo quan sát có thể chia ra các nhóm cổ phiếu để theo dõi như: Dò đáy: MSN, POW, GEX, VIC, Test đáy: PNJ Tạo đáy: Tích cực: SAB(T+2) Trung Tính: HPG, VHC, VNM, VJC, BVH Rung lắc: Tạo Đỉnh: VGT Tiêu cực: GAS, MWG, PLX, VRE, VHM, SSI, FPT, NVL.
    NHẬN ĐỊNH
  • VNI-Index: 981,71 điểm – Tiêu cực: Chỉ số dù có sự phục hồi tương đối về điểm số nhưng thanh khoản hầu như chỉ giữ ở một số CP nhóm đầu ngành Bank, BĐS bên cạnh là các tín hiệu lỹ thuật của chỉ số VNI-Index hay tổng thể nhóm nền bank, dầu khí hay các CP dẫn dắt điểm ở vốn hóa lớn như VINGROUP chưa thực sự cải thiện về tín hiệu giá phục hồi trong ngắn hạn với phần lớn vẫn còn tín hiệu tiêu cực đồng pha tín hiệu những MACD, RSI đều giữ trong xu hướng chỉnh kỹ thuật. Điểm nhấn của chỉ số hiện tại là với thanh khoản khá thấp nhưng chỉ số và độ rộng thị trường vẫn nghiêng về hướng tăng điểm chứng tỏ lực cung giá giảm khá yếu dù lực cầu cạn kiệt khi điều chỉnh và chạm vùng tích lũy đi ngang trong nữa cuối tháng 2 đến giữa tháng 3.2019 vùng 980-995 điểm dù thủng vùng hỗ trợ MA20 – 993 điểm. Do đó có thể nói ngưỡng 980 là ngưỡng hỗ trợ cứng cho trung hạn nên trong tuần giao dịch cuối quý này 25-29.03.2019 thì chỉ số có thể tieps tục kiểm tra mạnh mẽ dòng tiền trung hạn tại ngưỡng hỗ trợ 980 điểm với các nhóm nền như bank, đầu ngành, dầu khí khi các tín hiệu từ ĐHCĐ có thể được xuất hiện trong tuần giao dịch này và tác động đến lực cơ cấu và tích lũy của NĐT lớn cho giai đoạn đầu tư năm 2019. Nên chỉ số có thể cần những nhịp kiểm tra lại ngưỡng 975-980 trong nữa đầu tuần giao dịch và tủy vào dòng tiền để xác định xu hướng ngắn hạn sau đó.
    image.png
    (Dự đoán: Biểu đồ kỹ thuật chỉ số VNI-INDEX tuần 25-29.03.2019 )
  • HNX-Index: 108,09 điểm – Tiêu cực: Chỉ số có sự phục hồi mạnh ở phiên cuối tuần nhưng chưa đủ để thay đổi tín hiệu kỹ thuật của chỉ số khi hầu hết các nhóm ngành đều đồng pha tín hiệu chỉnh lỹ thuật và chỉ có nhịp phục hồi sau phiên giảm mạnh trước đó. Vì thế chỉ số bước vào tuần cuối quý có thể tiếp tục duy trì tín hiệu rung lắc chủ yếu Sideway và kiểm định lại vùng tích lũy ngắn hạn 107-109 điểm ở nữa đầu tháng 3.2019.
    image.png
    (Dự đoán biểu đồ kỹ thuật chỉ số HNX-INDEX – tuần 25-29.03.2019)
KHUYẾN NGHỊ
  • Thị trường đón nhận phiên phục hồi ở hầu hết các nhóm ngành bên cạnh sự hỗ trợ từ một số CP vốn hóa lớn từ VINGROUP đón nhận một số thông tin tích cực từ DN đã hỗ trợ chỉ sô cũng như tâm lý NĐT phục hồi ở phiên cuối tuần là hạn chế lực cung ngắn hạn dù thanh khoản sụt giảm mạnh, phiên vừa qua dù thống kê khối ngoại mua ròng mạnh nhưng nếu NĐT quan sát kỹ hơn có thể thấy chủ yếu thanh khoản khối ngoại tập trung ở thỏa thuận, chỉ cải thiện ở chứng chỉ quỹ E1VFVN30 hay một số CP dẫn dắt ở bank, BĐS chứ không có sự lan tỏa cho toàn thị trường. Mặt khác với phần lớn thông tin DN phát ra cho mùa ĐHCĐ đã tác động phần nào lưc cơ cấu danh mục của NĐT trung – dài hạn dựa trên Kế Hoạch SXKD năm 2019. Về vĩ mô tuần giao dịch vừa qua đón nhận một số thông tin không tốt cho thị trường như Brexit chưa thông qua hay TTCK Thế giới phân hóa sau thông tin Mỹ – Trung hoãn hợp kéo dài đến tháng 6. Do đó có thể thấy TTCK toàn cầu nói cung và TTCK VN nói riêng đang có sự thận trọng trong ngắn hạn (FEDs phát tín hiệu hoãn tăng lãi suất) nhưng hầu như dòng tiền ngoại không mấy tự tin trading mạnh mẽ trên các TT mới nổi như VN mà phần lớn sau nhịp tích lũy giai đoạn cuối tháng 12.2018 và đầu tháng 2.2019 thì hầu như NĐTNN chỉ tham gia thị trường thông qua quỹ E1VFVN30 ngoại trừ các CP vốn hóa lớn ở VINGROUP, MSN, VNM, VCB, CTG. Do đó trong giai đoạn TT có nhịp điều chỉnh và tiệm cận đáy đã khởi tạo ở các nhóm bank, đầu ngành trong giai đoạn vừa qua thì NĐT cần cân nhắc về việc quản trị rủi ro hơn là tham gia bắt đáy may rủi và các nhóm ngành hưởng lợi từ CPTPP sẽ là nơi trú ẩn có thể nói là an toàn trong giai đoạn nữa đầu năm 2019 khi có KQKD quý 1 và thống kê từ Tổng Cục Hải Quan.Khuyến nghị: NĐT trung – hạn cơ cấu danh mục và xác định lại thời hạn nắm giữ CP khi TTCK VN có thể sẽ lình xình cho đến hết quý 2 năm 2019 thời điểm có nhiều thông tin hơn về KQKD DN hay từ Trade war nên NĐT tận dụng các nhịp test đáy – tạo đáy để tích lũy hoặc rung lắc để hạ tỷ trọng hay trading trên danh mục CP muốn cơ cấu hoặc nắm giữ nhằm có giá vốn tốt hơn trong ngắn hạn. Trong khi đó NĐT ngắn hạn cần dứt khoát trong các quyết định trading nhằm hạn chế rủi ro ở các tín tức phát ra từ ĐHCĐ doanh nghiệp hiện vẫn chưa rõ ràng, NĐT có thể lướt sóng trên các CP nhóm ngành trú ẩn để hạn chế rủi ro như điện, CPTPP, đầu ngành
  • TH1: (Chỉnh kỹ thuật, kiểm tra dòng tiền 975-980 điểm ). TT đón nhận sự phục hồi nhưng phần lớn là phục hồi kỹ thuật sau phiên giảm mạnh bên cạnh là từ một số CP vốn hóa lớn có sự hỗ trợ từ khối ngoại qua đó giúp chỉ số duy trì trong sắc xanh. Tuy nhiên tín hiệu kỹ thuật của các CP đều đồng pha chỉnh nên khả năng chỉ số hướng về 975-980 điểm và kiểm định dòng tiền bắt đáy vùng này, nếu thành công sẽ hỗ trợ chỉ số phục hồi hoặc ít nhất đi ngang bởi phần lớn CP đã phục chiết khấu về mức tương đối và chạm đáy ngắn hạn, nếu thất bại thì chỉ số phát tín hiệu tiêu cực mạnh và có thể chịu áp lực bán tháo và cần xem xét lại lực cầu vùng 950-960 điểm. Khuyến nghị: NĐT chủ yếu quan sát phiên này, tập trung theo dõi dòng tiền lướn, bên cạnh đó cần đánh giá lại danh mục, nếu TT không khả quan ở vùng 975-985 điểm ở các nhóm bank, đầu ngành thì có thể phải kiểm tra lại vùng tích lũy đáy trung hạn quanh 950-960 điểm. Do đó NĐT nên cân nhắc việc tham gia các CP TPCPP bởi theo quan điểm cá nhân lúc đó thị trường đang đánh giá cơ hội thay đổi vĩ mô theo hướng tích cực hay trade war chưa cải thiện thì CPTPP là nhóm hưởng lợi và có nhiều kỳ vọng ở TTCK Việt Nam.
  • TH2 Mua mới: NĐT tham gia đầu tư theo P/E có thể chọn cổ phiếu với P/E 10-15 lần và đón nhận cổ tức bằng tiền như một khoản đầu tư hiệu quả hơn là tốc độ tăng giá và cơ bản doanh nghiệp làm ăn ổn định trong tương lai. NĐT có thể xem xét như HPG, VGT, DPM và các CP có KQKD 2018 khả quan cùng P/E thấp.Khuyến nghị 2019: Chủ yếu tập trung tích lũy trung dài hạn, NĐT ngắn hạn trading trên danh mục, hoặc theo sóng KQKD. Nhóm trú ẩn: Điện, Dệt May, Công nghệ . Nhóm sóng ngắn hạn: Bank, dầu khí, chuyển sàn, thoái vốn. Nhóm dài hạn: Đầu ngành có KQKD 2018 khả quan chờ tín hiệu họp ĐHCĐ, công nghệ, dệt May.
  • ĐT có thể tham khảo danh mục khuyến nghị ở file đính kèm cập nhật trước giờ giao dịch hoặc ứng dụng chat trong phiên, NĐT có thể xem lại các bài nhận định trong quá khứ tại trang cá nhân: https://blogdaovietanh.blogspot.com
  • Nhận định thị trường, DM Khuyến nghị: là trên quan điểm phân tích nhận định cá nhân là luận điểm cá nhân của tác giả chỉ gửi đến riêng Khách Hàng có TKCK ACBS làm nguồn tham khảo, cảm ơn NĐT đã tin tưởng trong mọi trường hợp. Thân
Thanks & Best regards
Các dự báo kỹ thuật:
- Dò đáy: CP chỉ vừa cho tín hiệu dừng giảm 1,2 phiên và chưa có tín hiệu giải ngân
- Test đáy: CP đã cho tín hiệu giải ngân thăm dò
- Tạo đáy: CP cho tín hiệu giải ngân
- Trung tính: CP chưa rõ xu hướng, có thể tăng, giảm, phân phối, tích lũy
- Tích cực: Cổ phiếu đã cho xu hướng tăng, chưa cho tín hiệu đảo chiều
- Rung lắc: CP có dấu hiệu chốt lời ngắn hạn, NĐT nên chốt ở phiên sau trong ATO hoặc giá xanh
- Tạo đỉnh: CP đảo chiều, cho xu hướng giảm
- Tiêu cực: CP giảm đều chưa cho dấu hiệu dừng

No comments:

Post a Comment

GỬI YÊU CẦU HỖ TRỢ

Name

Email *

Message *

DANH MỤC TƯ VẤN 2024

KHUYẾN NGHỊ 2024

THÁNG 4.2024: Khuyến nghị 01.04.2024: Lướt sóng MSN, vùng mua 74(+-1%). Mục tiêu 90 (+21,6%). Cắt lỗ nếu thủng 70(-5,4%). Mua/bán/cắt lỗ dứ...


LỊCH KINH TẾ

Lịch Kinh Tế theo Thời Gian Thực được cung cấp bởi Investing.com Việt Nam