2016-01-26

Người Việt có phải đang chịu cảnh "chưa giàu đã già" và đánh mất đi cơ hội ‘dân số vàng’?



Người Việt có phải đang chịu cảnh ‘chưa giàu đã già’ và đánh mất đi cơ hội ‘dân số vàng’?


Những cơ hội của thời kỳ dân số vàng chưa được tận dụng có hiệu quả thì nguy cơ mà người Việt phải đối mặt là chưa giàu đã già đang hiện hữu?

Người Việt có phải đang chịu cảnh ‘chưa giàu đã già’ và đánh mất đi cơ hội ‘dân số vàng’?
ảnh minh họa
Bài phát biểu khá tâm huyết về vấn đề “Đẩy mạnh cải cách thể chế, hướng tới một Việt Nam thịnh vượng, sáng tạo, công bằng và dân chủ” tại Đại hội Đảng XII của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh đã thẳng thắn nhìn vào tình hình của đất nước.
Trong đó, một điểm đáng chú ý được Bộ trưởng Vinh đưa ra là mức thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam trong tương quan với một số nước trong khu vực đang có khoảng cách khá xa, và những cơ hội của thời kỳ dân số vàng đang sắp qua đi.
Nghịch lý dân số vàng: năng suất lao động thấp
Dân số Việt Nam đã đạt con số 90 triệu người, đứng thứ 14 trên thế giới và thứ 8 ở châu Á. Cùng với xu hướng giảm sinh và nâng cao tuổi thọ, tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động (15-64) tăng lên, hiện chiếm 69% tổng số dân. Từ năm 2007, Việt Nam chính thức bước vào thời kỳ cơ cấu “dân số vàng” - là thời kỳ cơ cấu dân số thể hiện số người trong độ tuổi lao động chiếm tỷ trọng cao hơn số người phụ thuộc. Thời kỳ này đem đến cơ hội là nguồn lao động dồi dào, tạo ra lượng của cải vật chất lớn để tích lũy cho tương lai.
Tuy nhiên, một thách thức đặt ra với nước ta là mặc dù có lực lượng lao động trẻ, dồi dào nhưng có khoảng 70% lao động chưa được đào tạo nghề. Bên cạnh đó, khoảng 70% dân số ở nông thôn, trong khi nông dân hiện nay mới sử dụng 40% thời gian cho sản xuất nông nghiệp, còn lại 60% thời gian là nông nhàn.
Ngoài ra, vấn đề thu nhập thấp, thiếu việc làm, chất lượng sống và chất lượng dân số chưa cao, tốc độ già hóa nhanh, chi phí an sinh xã hội lớn cũng là những thách thức đặt ra với Việt Nam.
GS.TS. Nguyễn Đình Cử (Viện Dân số và Các vấn đề xã hội, Ðại học Kinh tế quốc dân), từng ví von: mỏ vàng không khai thác thì còn, nhưng "cơ cấu dân số vàng" nếu không khai thác thì sẽ hết. Do đó, cần sớm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tạo ra và tìm kiếm nhiều việc làm có thu nhập cao, cả ở trong và ngoài nước, hạn chế tiêu dùng xa xỉ, nâng cao tiết kiệm, thúc đẩy đầu tư.
Thời kỳ dân số vàng được dự báo sẽ kéo dài đến năm 2041, tức là còn khoảng 25 năm nữa thì cơ hội từ dân số vàng sẽ qua đi. Nhìn lại gần chục năm qua khi Việt Nam chính thức bước vào thời kỳ dân số vàng, nhiều “nút thắt” về chất lượng nguồn nhân lực, việc làm và thu nhập của người lao động vẫn đang là bài toán chưa có lời giải.
Theo ông Đỗ Văn Thành, Phó Giám đốc Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội quốc gia (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tốc độ tăng năng suất lao động trung bình ở giai đoạn 2006-2010 chủ yếu dựa vào ngành nông lâm thủy sản, trong khi các ngành công nghiệp – xây dựng và dịch vụ có tốc độ tăng năng suất lao động khá thấp.
Một nghiên cứu đáng giật mình được PGS.TS. Giang Thanh Long, Viện trưởng Viện Chính sách công và quản lý (ĐH Kinh tế Quốc dân) đưa ra là nếu năng suất lao động không thay đổi thì Việt Nam chỉ có thể có được “dư lợi” dân số vàng tới năm 2018.
Phân tích cụ thể hơn, vị chuyên gia này cho biết thu nhập từ lao động sẽ tăng nhanh từ 14 - 31 tuổi, sau đó bắt đầu giảm dần tới năm 51 tuổi và tiếp tục giảm nhanh đến 70 tuổi và về 0 khi đến tuổi 90.
Số liệu điều tra mức sống hộ gia đình Việt Nam năm 2012 cho thấy, dân số trong độ tuổi 23 - 53 tạo ra thặng dư khoảng 632.000 tỉ đồng, trong khi dân số trong độ tuổi 0 - 23 và từ 54 tuổi trở lên tương ứng tạo thâm hụt khoảng 552.000 tỉ đồng.
Như vậy, tổng cộng cho toàn bộ dân số thì mức thâm hụt là khoảng 109.000 tỉ đồng. Để bù đắp cho phần thâm hụt này thì một phần được chia sẻ từ nguồn thặng dư do nhóm dân số tuổi từ 23 - 53 tạo ra và phần khác là từ các khoản chuyển giao khác.
“Nếu giả định cơ cấu thu nhập từ lao động và tiêu dùng bình quân đầu người theo từng độ tuổi của năm 2012 được giữ nguyên và năng suất lao động không thay đổi, thì biến đổi cơ cấu tuổi dân số chỉ có tác động tích cực tới tỷ số hỗ trợ kinh tế tới năm 2018. Nói cách khác, Việt Nam chỉ có “dư lợi dân số” tới năm 2018”, PGS.TS Giang Thanh Long nói.
Nguy cơ tụt hậu và nỗi đau chưa giàu đã già
Số liệu công bố mới đây của Tổng cục Thống kê cho biết, năng suất lao động được tính trên thu nhập bình quân của người lao động Việt Nam là 79,3 triệu đồng (3.657 USD). Nếu tính theo giá so sánh năm 2010, năng suất lao động tăng 6,4% và tính bình quân 17 năm trở lại, năng suất lao động của toàn xã hội tăng 24 triệu đồng/lao động, tương đương 1.600 USD/lao động/năm.
Tuy nhiên, so với Singapore thì năng suất lao động cao gấp 18 lần; Malaysia cao gấp 6,6 lần; Thái Lan cao gấp 2,7 lần và Philippines cao gấp 1,8 lần. Hiện năng suất lao động của Singapore là 92.632 USD; của Malaysia là 30.317 USD và của Thái Lan là 9.311 USD. Nhiều chuyên gia lo ngại, Việt Nam đang ngày càng tụt hậu xa hơn khi khoảng cách năng suất lao động ngày càng xa.
GS. Trần Văn Thọ , Đại học Waseda (Tokyo), đặt ra khi cho rằng Việt Nam chưa tận dụng được cơ hội từ dân số vàng. Dẫn chứng, giai đoạn 2006 – 2015, tốc độ phát triển chậm lại, chỉ còn trên dưới 5,5% và kém hiệu suất. Việt Nam đang loay hoay với mô hình tăng trưởng, tái cấu trúc kinh tế.
Do đó, cùng với việc đẩy mạnh đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tăng năng suất lao động thì cần đẩy mạnh phát triển thị trường liên quan đến yếu tố sản xuất như thị trường vốn, thị trường lao động, thị trường đất đai; đẩy mạnh cải cách DN Nhà nước….
(Theo Trí Thức Trẻ)

2016-01-23

Cách trồng rau mầm đơn giản dễ thực hiện

Cách trồng rau mầm đơn giản dễ thực hiện

Rau mầm chứa giá trị dinh dưỡng cao, rất tốt cho sức khỏe. Tự tay trồng rau mầm vừa sạch, vừa an toàn là điều mà nhiều chị em quan tâm. Hãy học cách trồng rau mầm không cần đất thật đơn giản cùng Lingo.
cách trồng rau mầm
Hiện nay, rau củ không đảm bảo, chứa thuốc sâu và chất bảo quản làm chị em nội trợ hết sức lo lắng. Chính vì vậy, tự tay trồng rau mầm vừa tiết kiệm vừa an toàn lại đảm bảo cho sức khỏe là gợi ý không tồi.
Trong rau mầm chứa rất nhiều loại amino axit, vitamin (B, C, E, A…) với hàm lượng cao. Ngoài ra, rau mầm còn rất giàu chất xơ cùng chất khoáng có lợi cho sức khỏe.
Bài viết dưới đây, Cẩm Nang Lingo sẽ mách bạn cách trồng rau mầm tại nhà chỉ với vài bước đơn giản. Cùng tham khảo nhé!

Chuẩn bị

- Hạt giống
- Dụng cụ trồng (khay hoặc rổ rá)
- Bông gòn (loại miếng dài), hoặc giấy ăn, khăn sữa của bé bỏ đi…
trồng rau mầm

Thực hiện

  • Ngâm hạt theo cách truyền thống, pha nước 2 sôi + 3 lạnh (nhiệt độ từ 50 - 54 độ C), loại bỏ hạt lép, hạt sâu. Ngâm khoảng 6 - 7 giờ.
  • Gieo hạt: gieo hạt mật độ dày đặc. 20g hạt cho 1 rổ đường kính 30cm.
  • Sau khi đã gieo hạt, tưới nước sạch nhẹ nhàng cho ướt hết phần bông gòn hoặc khăn. Rồi để chậu rau ở nơi ánh sáng, kín, càng tối rau càng cho năng suất cao.
  • Nhiệt độ nảy mầm thích hợp từ 25 - 30 độ C. Bạn có thể lót 1 cái chậu bên dưới để hứng nước rồi cất ở góc nhà, hoặc hành lang.
  • Vì đặc tính bông gòn giữ nước nên mình không cần phải tưới nước nhiều, ngày 1 lần là đủ. Nếu dùng khăn thì tưới 2-3 lần.
  • Khoảng 5-6 ngày, các bạn có thể thu hoạch. Bạn dùng kéo cắt rau theo từng cụm nhỏ, loại bỏ vỏ hạt nếu có thời gian.
>> Có thể bạn quan tâm: Cách làm Giá sạch không cần thuốc
Rau mầm trồng rất đơn giản
Sau 5-6 ngày, bạn sẽ có được những khay rau mầm xanh tươi

Mách nhỏ cho bạn

  • Để rau mầm có tỉ lệ nảy mầm cao, khâu chọn hạt hết sức quan trọng. Khi mua hạt giống về, bạn nên chọn hạt mẩy, không bị lép hoặc sâu.
  • Cách tưới nước cùng cần cẩn thận, nên dùng loại bình xịt nước dạng phun sương để tưới cho rau. Cách này sẽ đảm bảo độ ẩm đều và rau không bị dập.
  • Đảm bảo nhiệt độ ổn định để rau phát triển đều. Nếu nhiệt độ quá nóng, quá lạnh hoặc quá nhiều ánh sáng cũng đều làm cho rau bị hỏng.
  • Hiện nay trên thị trường đã có một số dòng máy làm rau mầm tự động, đảm bảo thành công cũng như rất an toàn. Giá tham khảo cho mỗi sản phẩm khoảng 245.000 đồng trở lên, tùy dòng máy. Ưu điểm của các loại máy trồng rau mầm so với cách làm thủ công đó là: tỉ lệ hạt nảy mầm cao, không bị ảnh hưởng bởi điều kiện nhiệt độ bên ngoài, rau thu hoạch nhanh (chỉ sau 2-3 ngày), bạn không mất công tưới nước, chăm sóc hàng ngày
(Lingo.vn)

2016-01-13

CÔ BÉ BÁN DIÊM - Hans Christian Andersen

CÔ BÉ BÁN DIÊM


Tóm tắt: Nguồn: https://vi.wikipedia.org
Cô bé bán diêm sống trong gia đình nghèo khổ, khó khăn, mồ côi mẹ, bà mất sớm, tài sản tiêu tán nên em phải bán diêm cho người bố rất tàn nhẫn hay đánh em. Vào một ngày cuối năm, em không bán được que diêm nào. Trước khi ra khỏi nhà em có mang 1 đôi giày mà mẹ em để lại nhưng nó lại quá to. 1 chiếc giày đã bị xe ngựa cán qua và chiếc còn lại bị 1 thằng bé xấu tính ném mất.không dám về nhà vì sợ cha đánh. Đêm giao thừa trời giá rét, em ngồi nép vào gốc tường giữa hai ngôi nhà. Đêm càng lạnh giá, em đánh liều quẹt que diêm để sưởi ấm
Mỗi lần quẹt que diêm cháy sáng là một mong tưởng đến với cô. Lần thứ nhất,em thấy lò sưởi; lần thứ hai em thấy bàn ăn và con ngỗng quay;  lần thứ ba em thấy cây thông noen hiện ra, lần thứ tư bà hiện về.Nhưng tất cả các thứ đó điều biến mất khi que diêm tắt.Cuối cùng cô bé đã chết vì trời lạnh.
Buổi sáng đầu năm, người ta thấy một em bé ngồi giữa những bao diêm trong đó có một bao diêm đốt hết nhẵn. Người ta bảo cô bé đã chết nhưng đôi má vẫn ửng hồng và đôi môi em đang mỉm cười.

2016-01-08

Sự thật kinh hoàng bên trong bệnh viện Bạch Mai

Việc tuồn bán, gian dối, tái chế, tái sử dụng nhẫn tâm các loại rác thải y tế độc hại đã từng làm đau đầu nhiều nước trên thế giới. Thảm họa này từng diễn ra ở VN và không ít lần đã bị dư luận cực lực lên án, chứ không phải đây là lần đầu nhóm PV chúng tôi “bắt tận tay day tận trán” được. Tuy nhiên, sự coi thường luật pháp, coi thường tính mạng con người, làm liều với các mầm độc (mà cả thế giới bắt buộc phải tiêu hủy theo quy trình nghiêm ngặt) đến mức này thì… đúng là quá sức tưởng tượng.
Giữa lòng Hà Nội, trong một bệnh viện hàng đầu quốc gia, họ mua cả máy móc về, thuê nhân công, có “người trong cuộc” đứng ra quản lý, tổ chức cắt rửa dây và ống truyền dịch đỏ máu người bệnh, cắt và nghiền xilanh nhuốm máu và các mẫu bệnh phẩm có sức lây lan bệnh tật khủng khiếp. Sơ chế xong, họ bỏ vào bao tải, và xe tải của doanh nghiệp ở làng tái chế nhựa ra vào công khai “cẩu” hàng đi. Theo như nhân công đang tái chế rác thải y tế độc hại kể trên tiết lộ, thì thứ hàng kinh hãi và nguy hiểm kia đã và đang được tái chế thành ống hút, thìa nhựa, hộp sữa chua… và hàng nghìn sản phẩm quen thuộc, có sức đầu độc đông đảo người tiêu dùng.
Thay vì phải tiêu hủy, rác thải y tế độc hại được “âm thầm” phân loại ngay tại BV Bạch Mai (Hà Nội) để chuyển cho một đường dây thu gom.
Thay vì phải tiêu hủy, rác thải y tế độc hại được “âm thầm” phân loại ngay tại BV Bạch Mai (Hà Nội) để chuyển cho một đường dây thu gom.
Tận mục “công xưởng tái chế rác thải độc hại”
Sau thời gian dài chúng tôi tiến hành theo dõi, sự thật khó tin đã lộ ra. Phía sau lưng nhà xác, nhà tang lễ của Bệnh viện Bạch Mai, có một khu vực xử lý rác thải rất rộng rãi. Ở đó có các căn nhà nhỏ, có cả khu xử lý nước thải máy móc chạy ầm ầm. Đêm về, đứng bên ngoài nhìn vào, chúng tôi thấy cả khu vực tối om, chuột cống chạy qua chạy lại, chúng lục lọi các mẫu bệnh phẩm được đặt ơ hờ trong các túi nylon đính thương hiệu “Bệnh viện Bạch Mai”. Chuột to tày bắp chân rúc rích lạch xạch tha lôi rác y tế, bông băng sũng máu, chai lọ hóa chất thừa… Nơi đây đang ẩn chứa một “bí mật đau lòng” về rác thải độc hại.
Đi qua sườn của nhà tang lễ, chúng tôi thấy một khu cổng sắt gỉ, khóa và xích cũng rỉ nát bẩn thỉu. Trên tầm cao độ 2 – 3m, có một tấm biển cũ, to đùng và… sai chính tả: “Khu thu gom lưu trữ xử lý chất thải tập trung. Khu xử lý nước thải. Không nhiệm vụ miễn vào”.

Bốn xe tải chở rác thải y tế độc hại “hiên ngang” ra khỏi BV Bạch Mai để tới các cơ sở tái chế
Đi sâu vào qua cổng khu lưu trữ và xử lý chất thải của BV Bạch Mai thì gặp những cái thùng màu vàng (rác thải độc hại) và màu đen (có biển cảnh báo khẩn cấp: “Chất thải y tế nguy hại, gây độc tế bào phóng xạ”). Chỗ nguy hại bậc nhất là căn phòng khá kiên cố, ở đó treo biển: “NHÀ LƯU GIỮ CHẤT THẢI NGUY HẠI”. Bên cạnh là khu vực có lẽ được tận dụng để tái chế, sơ chế, lôi ống dịch, xilanh vấy máu ra cọ rửa nghiền nát, đem bán tống bán tháo, nó vẫn được trưng tấm biển cũ: “NHÀ GIAO CA”. Ở đó có cả máy nghiền xilanh ra “miếng nhựa” rồi bỏ bao tải đem bán. Họ đầu tư rất quy mô, máy chạy ào ào, màu cũ bẩn, ghỉ sét.
Theo đúng quy định, thì sau khi nhân viên được Bệnh viện thuê thu gom rác thải y tế, loại độc hại và loại không độc hại trong những cái túi và những cái thùng chứa rác có bánh lăn khác nhau, họ sẽ tập kết vào nơi tập trung, xử lý hoặc trung chuyển để đem đi tiêu hủy theo hợp đồng với các công ty có trách nhiệm và có công nghệ đặc biệt. Nhưng, căn phòng đầy bông băng, dây truyền dịch, kim tiêm và cái nào cũng có thuốc thang, hóa chất, đặc biệt là các ống máu có khi to bằng cổ tay, có nhiều ống dây truyền loằng ngoằng. Các kim tiêm nhọn hoắt cắm vào xi lanh đỏ máu thì dĩ nhiên ai trông cũng hãi hùng. Nhiều ống truyền, dây truyền từ khoa Thận nhân tạo (lọc máu, chạy thận) xuống, đỏ, tanh đến mức khủng khiếp. Những nhân viên ở đây vẫn bình thản mở nắp các thùng rác thải y tế độc hại màu vàng mà họ biết rất rõ là cái gì. Họ bới tung nó lên, bông băng, kim tiêm vứt ra một cái khay to bằng nửa cái giường cá nhân, họ chọn riêng ống truyền dịch, dây truyền bằng nhựa ra. Họ cắt nhỏ các dây truyền ống truyền, rồi xả nước rửa bỏ máu mủ. Cắt bỏ các nút và khớp nối nhựa ra. Cắt để phân loại nhựa, nhựa trắng và nhựa màu, nhựa cứng và nhựa mềm, theo yêu cầu của đối tác mua hàng thường xuyên bằng xe tải. Đến lượt xi lanh, họ nhổ bỏ mũi tiêm sắt nhọn hoắt, cho tất cả vào máy nghiền, máy nổ đinh tai nhức óc, xi lanh cứng quèo vỡ vụn thành hạt như đỗ xanh màu trắng ngà. Xi lanh có cái đầu pít tông màu đen. Họ cứ nghiền tất rồi tìm cách lọc riêng nhựa trắng và nhựa đen riêng ra. Nước thải mà họ xả ra thì chắc chắn là… nhắm mắt cũng biết rất kinh hoàng.
Sự thật kinh hãi
Trong lần đầu chúng tôi xâm nhập bí mật khu vực này, có một nam nhân viên đang xịt rửa xe rác đuổi quầy quậy chúng tôi ra, dù chúng tôi vào vai học tập kinh nghiệm xử lý rác và giới thiệu “đã được sự đồng ý của lãnh đạo khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn” (sau thời gian nghiên cứu, chúng tôi phát hiện ra kẽ hở nhỏ xíu đó trong quản lý người “thực tập” ở đây có thể giúp các PV đột nhập được). Giữa lúc đó, hai xe tải chở nhựa phế thải, nhựa sơ chế về Hưng Yên tái chế. Trong ngôi nhà “Lưu giữ chất thải nguy hại” có 2 người đang mở nắp các xe rác màu vàng (rác thải nguy hại) ra để chọn lựa, phân loại, rửa ráy, xay nghiền. Một phụ nữ, nghe nói là cán bộ y tế về nghỉ chế độ đang cắt từng ống truyền dịch, dây truyền ra thành từng khúc. Chị ngồi trên cái ghế con, ngồi xổm bệt ở một khu vực được thiết kế như sân giếng để rửa ráy. Ở đó có một cái bồn nhựa màu xanh, có rãnh thoát nước, có ca nhựa, dao, kéo. Bên cạnh bồn rửa là các tấm biển cảnh báo ai nhìn cũng sợ “Hóa chất thải có chứa thành phần nguy hại”, “Dược phẩm gây hại tế bào”, với xe chứa rác được cảnh báo nhiễm khuẩn tế bào hoặc phóng xạ, với la liệt trong nhà ngoài sân là xe chứa rác thải độc hại màu vàng.

Sau khi rời BV Bạch Mai, 4 xe tải tập trung về làng Khoai, thôn Minh Khai.
Một nhân viên nam trẻ hơn tên T cho biết là mình làm kiểu “hợp đồng” với khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn của BV Bạch Mai để tái chế kiếm thêm thu nhập (?). Đeo găng tay, anh này vừa nhặt kim tiêm ném vào một sàn sắt, nhặt bông băng đầy xú uế sau sử dụng ném vào cái túi ở bên cạnh hông, nhặt dây truyền ống truyền nhựa ném cho chị trung niên tên là H kia cắt gọt. Chúng tôi hỏi sao phải cắt, họ bảo cắt thì mới dốc được hết máu mủ ra khỏi dây. Và, phải cắt, phá vỡ, nghiền nát thì mới kết thúc hình dáng rác hải y tế độc hại của nó, tránh cơ quan chức năng “tóm cổ”…
Trò chuyện với “người trong cuộc”
Với mong muốn tìm ra sự thật nào đó đằng sau việc “sơ chế” rác thải với máy nghiền quy mô suốt nhiều năm, với các công đoạn răm rắp khép kín chặt chẽ đến khó tưởng tượng, ở ngay trong Bệnh viện Bạch Mai, chúng tôi đã tìm cách tiếp cận chính những người trong cuộc để nghe họ tâm sự. Tại sao rác thải y tế độc hại khủng khiếp, rợn tóc gáy với máu người trong xi lanh, ống – dây truyền dịch, bông gạc đã sử dụng, hóa chất dược phẩm nguy hiểm kia lại có thể được “xử lý” thô sơ, đơn giản, luộm thuộm, vô trách nhiệm đến như vậy? Tiền vào túi ai, còn hiểm họa chết người thì cộng đồng gánh chịu. Câu trả lời có thể sẽ có ở các đoạn phỏng vấn được ghi âm, ghi hình dưới đây:
Cái này (ống truyền dịch đầy máu, dài ngoằng) sao phải cắt ra thế chị?
– Nhân viên nữ: Cắt hết cả những cái chốt này ra. Bỏ vào thùng javen đây này. Cắt khoảng 40 phân. Cắt ra rồi nó còn cái gì đâu, ngâm javen là nó trắng tinh ngay mà. Xong rồi vớt ra, để ráo, cho vào bao, đóng lại, cân lên, xong có người đến mua.
Chai truyền này thì không lấy, không ngâm à?
– Nhân viên nữ: Có lấy chứ, chai truyền để dồn đấy cho vào bao. Xong cứ thế cân không. Chỉ có cắt cái nước đi thôi, rồi cho vào bao. Còn ống truyền, cả bọng đái các thứ là cắt hết. Cắt xong cho vào ngâm.
Người ta mua về làm gì ạ?
– Nhân viên nữ:: Người ta đem về làm dép, làm muôi, thìa nhựa mà mình vẫn dùng khi ăn uống đấy. Những cái này (ống truyền dịch) quá đẹp. Nhựa này tốt cực kì. Mấy cái dây truyền trắng tinh đấy, nó là nhựa TP. Chỗ mua về chủ yếu là công ty nhựa thôi.
Tức là họ thua mua nhựa của mình rồi về tái chế lại?
– Nhân viên nam: Đúng.
Chứ không phải là họ xử lý rác thải?
– Nhân viên nam: Không, rác thải khác thì là công ty môi trường xử lý. Họ ký hợp đồng với bệnh viện chứ không ký trực tiếp với các khoa. Công ty môi trường thì tôi không liên hệ, chỉ liên hệ với những người thu gom nhựa (ống truyền, xi lanh) kia thôi.
Tức là với rác thải là nhựa như ống truyền thì xử lý chính vẫn ở đây?
– Nhân viên nam: Vẫn ở đây. Họ đến cân (mua), họ đem về, lại khử khuẩn theo cách của nó. Nó lọc, phân loại, chai cồn, chai nước muối, chai nhựa mềm, nhựa cứng, nhựa màu… Nhựa đấy đem về tái chế, nấu thành nhựa hạt, xuất đi các doanh nghiệp, muốn làm gì thì làm.
Những chai, lọ thủy tinh thì làm thế nào?
– Nhân viên nam: Chất thải rắn đấy thì chủ yếu do Cty Urenco 10 xử lý, chúng tôi chỉ tận dụng những cái có khả năng tái chế thôi.
Còn những cái chốt cắt ra từ ống truyền thì để làm gì?
– Nhân viên nữ: Vứt đi chứ làm gì? Nó không mua cái này. Đây là nhựa cứng.
– Nhân viên nam: Vẫn có những cơ sở tư nhân họ thu mua đấy.
Rác thải y tế ở đây một ngày có nhiều không?
– Nhân viên nam: Ở đây, bình thường cái rác vàng, tức là rác thải lây nhiễm, thì mỗi ngày ngày cỡ 1 tấn rưỡi. Chưa tính chai truyền với các thứ linh tinh, chủ yếu toàn bơm tiêm. Bơm tiêm mình lọc ra, dây truyền cũng lọc ra. Những cái đó mình tôi với bà H (nhân viên nữ) làm hết… Nếu chỉ tính bơm tiêm thì một ngày phải đến cả tạ, dây truyền dịch thì 50kg.
Ngày nào chị cũng xử lý những ống truyền dịch đầy máu me thế này?
– Nhân viên nữ: Ngày nào cũng xử lý, quen rồi. Tôi làm lâu rồi, mười mấy năm nay rồi.
Dây truyền dịch thì cắt, ống tiêm thì xử lý thế nào hả anh?
– Nhân viên nam: Phải xay để đãi, cho nó hết những cái đầu cao su đen đen đi. Xay để 1 là gọn, đỡ chật kho. 2 là khách hàng yêu cầu. Nếu không xay thì chở mất 3 ôtô, xay thì chỉ mất 1 ô tô thôi. Toàn bơm tiêm không gì khác, đây toàn bơm tiêm đã làm biến dạng. Ống tiêm thì khi mình xay, ngâm javen khử khuẩn xong thì nhìn cái nhựa nó trắng muốt. Cũng như cái dây của bà H, cắt ra ngâm giaven, chiều vớt lên là nó trắng. Mình mà không làm thế là nó hôi hám, bốc mùi, vi khuẩn nhiều. Như bơm tiêm của anh là phải hấp diệt khuẩn, nó an toàn (!?). Nhưng ra môi trường thì “bọn” cảnh sát môi trường nó túm được nó phạt ngay. Xay ống tiêm với cắt ống truyền cái chính là để làm biến dạng nó đi, chứ để nguyên, ra ngoài người ta bắt được thì phạt chết.
(Theo Lao Động)

GỬI YÊU CẦU HỖ TRỢ

Name

Email *

Message *

DANH MỤC TƯ VẤN 2024

KHUYẾN NGHỊ 2024

THÁNG 4.2024: Khuyến nghị 01.04.2024: Lướt sóng MSN, vùng mua 74(+-1%). Mục tiêu 90 (+21,6%). Cắt lỗ nếu thủng 70(-5,4%). Mua/bán/cắt lỗ dứ...


LỊCH KINH TẾ

Lịch Kinh Tế theo Thời Gian Thực được cung cấp bởi Investing.com Việt Nam