2019-03-20

CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM PHIÊN 20.03.2019

NHẬN ĐỊNH THỊ TRƯỜNG
VNI-Index Tạo đỉnh – HNX-Index: Tạo đỉnh – VN30: Tạo đỉnh
Ngắn hạn: Lướt T+ hạ tỷ trọng khi tăng mạnh , tập trung bank hạ tỷ trọng khi rung lắc Dài hạn: tích lũy, và cơ cấu khi có tin tức từ ĐHCĐ
21.03.2019 Đáo hạn HĐPS VN30F1903
Khối ngoại đảo hàng mạnh ở vốn hóa lớn, gom bank. Chú ý CP có KQKD 2018 khả quan, để ý KH KD của DN đầu ngành
TÓM TẮT PHIÊN GIAO DỊCH TRƯỚC
  • Trên sàn HOSE: Chỉ số VNI-Index có phiên quay đầu giảm mạnh đến 5,27 điểm (-0,52%), đóng cửa chỉ số tại 1.006,59 điểm. Thanh khoản vẫn giữ ở mức cao với 236,58 triệu CP ứng với 5.783,14 tỷ đồngTrong đó thỏa thuận tăng mạnh với hơn 37,6 triệu CP và 1.562,5 tỷ đồng, với gần ½ thanh khoản là ở CP MSN 574,2 tỷ bên cạnh những DHG 170,5 tỷ GTN 114,6 tỷ VHM 98,1 tỷ DIG 75,5 tỷ BWE 64,3 tỷ VNM 55,9 tỷ bên cạnh khá nhiều CP thỏa thuận quanh vùng 20-30 tỷ. Trên sàn độ rộng nghiêng mạnh về số mã giảm với thanh khoản duy trì ở mức cao với 11 CP giao dịch trên 100 tỷ và 12 CP có giá trị giao dịch trên 50 tỷ chủ yếu nhóm này là ngành bank và đầu ngành với sắc xanh hiếm hoi được giữ ở KBC, PVD, HDB, PHR, CII, MSN hay VJC giữa điểm ở tham chiếu trong khi chiều giảm với đa phần giảm quanh 0,5-1,5% ngoại trừ một số giảm sâu như HBC, TCM, DXG, FLC, AAA giảm mạnh quanh 2-3,5%. Phiên này các CP vốn hóa lớn như VHM, VNM, GAS, VRE đồng pha kéo điểm giảm cùng với CP ngành ngân hàng trong khi chỉ có MSN hỗ trợ chỉ số ở chiều ngược lại. Thống kê cuối phiên sàn HOSE có 128 mã tăng / 184 mã giảm
  • Động thái Khối Ngoại: Khối ngoại trở lại mua ròng mạnh ở phiên này với lực mua 190,23 tỷ (Mua 943,21 tỷ - Bán 752,98 tỷ), chiếm 29,34% tổng thanh khoản 2 chiều, giảm mạnh ở chiều bán và tăng mạnh ở chiều về giá trị trong khi tỷ trọng vẫn tương ứng phiên trước. Chiều mua ròng: CTG(Mua 71,1 tỷ - Bán 1,4 tỷ), VIC(Mua 60,4 tỷ - Bán 15,3 tỷ), HPG(Mua 87,9 tỷ - Bán 25,3 tỷ), PLX(Mua 48,4 tỷ), CII(Mua 30,5 tỷ - Bán 1 tỷ), VCB(Mua 80,6 tỷ - Bán 52,8 tỷ), GAS(Mua 37,9 tỷ - Bán 9,1 tỷ), E1VFVN30(Mua 20 tỷ), CTD(Mua 18 tỷ - Bán 1,4 tỷ), BWE(Mua 12,1 tỷ), IMP(Mua 6,9 tỷ), Một số CP mua ròng dưới 5 tỷ: AST, CMX, CVT, DHC, GEX, HAX, HNG, KBC, KSB, PDR, PHR, PVD, ROS, SBT, SSI, STB, STK, TDM. Chiều bán ròng: VNM(Mua 101,2 tỷ - Bán 143,3 tỷ), HBC(Bán 27,3 tỷ), FLC(Bán 24, 6 tỷ), DHG(Bán 22,2 tỷ), BID(Bán 17,4 tỷ), POW(Mua 1,8 tỷ - Bán 13,7 tỷ), VHC(Bán 10,7 tỷ), VJC(Bán 9,8 tỷ), NBB(Bán 9,6 tỷ), NT2(Bán 6,9 tỷ), YEG(Bán 6,2 tỷ). Một số CP bán ròng dưới 5 tỷ: BMP, DCM, DIG, DPM, PDR, EIB, GTN, HPX, HSG, LHG. Sang tay – Đảo hàng: VHM(Mua 136,5 tỷ - Bán 147,3 tỷ), VRE(Mua 58,9 tỷ - Bán 52,2 tỷ), MSN(29,2 tỷ), SAB(19,9 tỷ), BVH(Mua 16,7 tỷ - Bán 10,4 tỷ), HDB(Mua 9,9 tỷ - Bán 14,3 tỷ), NLG(6,3 tỷ), NVL(6 tỷ), PVT(Mua 5,3 tỷ - Bán 3,6 tỷ), PPC(3,1 tỷ), PC1(2,9 tỷ), SCS(2 tỷ), TCH(1,4 tỷ). Khối ngoại tiếp tục giao dịch quanh các CP vốn hóa lớn và đầu ngành quen thuộc ở các phiên trước trong đó chỉ tập trung sang tay mạnh ở VHM, VRE số ít ở MSN trong khi tương tự lực đảo trên 100 tỷ đi kèm bán ròng hơn 50 tỷ có ở VNM dẫn dắt một số CP như HBC, FLC, DHG, BID bán rong ở mức tương đối quanh 20 tỷ. Ở chiều ngược lại lực mua ròng mạnh mẽ xuất hiện ở CTG, VIC, HPG, GAS, CII bên cạnh lực đảo hàng quanh 50 tỷ và mua ròng 30 tỷ ở VCB
     
  • Trên sàn Hà Nội: Chỉ số HNX-Index đồng pha thị trường điều chỉnh về 110,06 điểm, giảm 0,83 điểm(-0,74%). Thanh khoản phiên này đạt 63,3 triệu CP773,24 tỷ đồngTrong đó thỏa thuận giao dịch ở 9,3 triệu CP và 135,3 tỷ đồng, tập trung chủ yếu ở VIX 37 tỷ DNP 34 tỷ DHT 26 tỷ và một số như SHB, VGC, VCG quanh 10 tỷ. Trên sàn với diễn biến chính là nhịp rung lắc mạnh của toàn thị trường sau khi đồng pha tăng điểm ở đầu phiên kiểm định lại kháng cự đỉnh cũ, phiên này thanh khoản các CP dẫn dắt tăng mạnh với ACB, PVS, VGC, SHB đều trên 70-90 tỷ trong đó PVS giao dịch đến 138,5 tỷ còn lại phần lớn giao dịch dưới 35 tỷ, phiên này với độ rộng nghiêng mạnh về số mã giảm khi chốt phiên, số ít tăng điểm nhẹ như PVS, VGC, cũng trong phiên này khối ngoại đẩy mạnh bán SHB trong khi mua nhẹ PVS và sang tay nhẹ VGC. Thống kê cuối phiên sàn HNX có 85 mã tăng / 92 mã giảm
  • Động thái Khối Ngoại: Khối ngoại tiếp tục bán ròng đến 9,37 tỷ (Mua 14 tỷ – Bán 23,37 tỷ), chiếm 4,83% tổng thanh khoản 2 chiều, tăng nhẹ vè giá trị 2 chiều cũng như tỷ trọng so với phiên trước, phiên này khối ngoại có chuyển sang mua PVS(Mua 5,2 tỷ) và BCC(Mua 1,2 tỷ) trong khi bán ra SHb(Bán 11,9 tỷ), VMC(Bán 1 tỷ) và đảo hàng ở VGC(Mua 4,3 tỷ – Bán 7,1 tỷ). 
     
  • Ngành Ngân Hàng: (11/17 cổ phiếu giao dịch trên 1 triệu CP – 3 CP có GTGD trên 100 tỷ). Thanh khoản vẫn duy trì ở mức tương đối cao ở khá nhiều CP nhưng sau nhịp đồng pha hỗ trợ chỉ số tăng mạnh thì áp lực bán diễn ra suốt phiên chiều kéo độ rộng ngành ngân hàng đóng cửa nghiêng mạnh về số mã giảm với lực giảm quanh -1,5% dù khối ngoại tích cực hỗ trợ mua ròng ở các CP dẫn dắt bank như CTG, VCB hay đảo nhẹ ở HDB trong khi chỉ bán mạnh CP sàn HNX là SHB nhưng với tâm lý thị trường chung khá e dè với thị trường ngắn hạn trước đợt đáo hạn Phái Sinh 21.03 trong khi các CP ngành bank đã đồng pha tăng điểm và giữ sóng ở mức lợi nhuận tương đối cho NĐT ngắn hạn, sắc xanh le lói cuối phiên chỉ có ở HDB, EIB. Về PTKT theo quan sát có thể chia ra các nhóm cổ phiếu để theo dõi như: Dò đáy: Test Đáy: Tạo đáy: Trung tính:___  Tích cực: _____________________ Rung lắc:_______________  Tạo đỉnh: ________________________ Tiêu cực: ____________
  • Ngành Bất Động Sản: (19 cổ phiếu giao dịch trên 1 triệu CP – 3 CP có GTGD trên 100 tỷ). Thanh khoản có phần sụt giảm ở ngành BĐS về giá trị ở các CP nhóm dưới khi đa phần giao dịch quanh 15-30 tỷ, thanh khoản phiên chỉ duy trì ở mức tương đối cao ở nhóm VINGROUP bên cạnh cổ phiếu HBC do khối ngoại tham gia mạnh. Diễn biến chính trong phiên của ngành BĐS khá tương đồng với thị trường khi có nhịp tăng mạnh vào phiên sáng trong khi chịu áp lực bán mnahj dần lên ở cuối phiên và chốt hạ mạnh ở phiên ATC kéo độ rộng ngành BĐS nghiêng mã về số mã giảm quanh 0,5-1,5%, một số CP giảm mạnh như: HBC, DXG, D2D, FLC, PDR, LHG giảm mạnh trên 2%, sắc xanh hiếm hoi duy trì ở KBC, CII, HAG, ASM, TDH, TCH. Khối ngoại tiếp tục giao dịch mạnh mẽ ở ngành BĐS khi sang tay mạnh VHM, VRE trong khi bán HBC và mua mạnh CII, VIC
  • Chứng khoán: (5 CP có KLGD trên 1 triệu CP – 0 CP giao dịch trên 100 tỷ). Thanh khoản cải thiện nhẹ ở các CP nhóm dưới kéo số lượng CP trên 1 triệu tăng lên với HCM, MBS, SHS, ART đều trên 10 tỷ trong khi chỉ có SSI, VND có thanh khoản ở mức trung bình qaunh 30 tỷ. Phiên này ngành chứng khoán chịu áp lực giảm đều với phần lớn giảm quanh 1,5-2%, giảm sâu có VND(-4%) trong khi đó MBS giữ tham chiếu và ART(+4%) tăng mạnh. Phần còn lại các CP ngành chứng khóa giao dịch dưới 10 tỷ và phân hóa có tăng có giảm.
  • Đầu ngành - Vốn hóa lớn: Trái ngược phiên trước thì phiên này độ rộng nghiêng mạnh trở lại ở số mã giảm với hầu hết từ ngân hàng, BĐS, đầu ngành, chứng khoán đều giảm điểm quanh -1-1,5% qua đó tạo độ rộng bên cạnh lực kéo từ các CP vốn hóa lớn như VHM, VNM, GAS, VRE đồng pha kéo điểm giảm trong khi chỉ có MSN hỗ trợ trong chiều ngược lại cùng số ít CP ngành dầu khí. Về PTKT theo quan sát có thể chia ra các nhóm cổ phiếu để theo dõi như: Dò đáy:__________________  Test đáy: Tạo đáy____________ Tích cực: __________________ Trung Tính____________ Rung lắc: Tạo Đỉnh: _______________ Tiêu cực: __________________
    NHẬN ĐỊNH
  • VNI-Index: 1.006,59 điểm – Tạo đỉnh: Chỉ số tạo đỉnh ngay phiên đồng pha giảm điểm của toàn thị trường trước các diễn biến chưa rõ ràng từ vĩ mô qua đó tạo áp lực bán ngắn hạn lên các nhóm ngành dẫn dắt điểm như bank, đầu ngành, vốn hóa lón, dầu khí khi phần lớn cũng có nhịp tăng trở lại trong T+ trong các phiên vừa qua bên cạnh tin tức từ ĐHCĐ các DN góp lần tạo lực cơ cấu của NĐT dài hạn. VỀ kỹ thuật chỉ số có phiên giảm và kéo tín hiệu đảo chiều tạo đỉnh sau nhịp cố gắng giữ điểm test sóng 2 phiên trước. Với tín hiệu này đỉnh ngắn hạn chỉ số hầu như đã xác định ở 1.015 điểm và bắt đầu bước vào xu hướng chỉnh kỹ thuật, NĐT nên bỏ qua phiên đáo hạn phái sinh nếu bên “Long” thắng thế vì với xu hướng chung hiện tại NĐT có vẻ đang ngại về sóng ngắn hạn – trung hạn của TT trong khi thị trường thiếu đọng lực từ dòng tiền lớn trên sàn ngoại trừ lực mua ròng CCQ của khối ngoại. Qua đó áp lưc bán ngắn hạn diễn ra khá mạnh mẽ dù bước sóng không quá cao kéo những chỉ báo kỹ thuật như RSI, MACD phiên này đồng pha duy trì điều chỉnh. Vùng Ma5 hỗ trợ chỉ số trong phiên ở 1.004-1.007 điểm và MA20 – 992 điểm. Với tình hình này khi tâm lý chưa thực sự cải thiện NĐT cần cân nhắc việc đồng pha kéo giảm có thể khiến chỉ số kiểm định lại 1.000 điểm thậm chí vùng MA-20 điểm trong nữa cuối tháng 3 này.
    (Dự đoán: Biểu đồ kỹ thuật chỉ số VNI-INDEX tuần 18-22.03.2019 )
  • HNX-Index: 110,06 điểm – Tích cực: Đồng pha tín hiệu với thị trường với áp lực bán diễn ra mạnh mẽ cuối phiên khiến hầu hết các nhóm ngành đều giảm điểm kéo những CP dẫn dắt sàn HNX tác động mạnh lên chỉ số và đảo chiều tín hiệu sang tạo đỉnh qua đó có thể khiến chỉ số kết thúc sóng sớm sau khi nổ lực kiểm lại đỉnh cũ trong phiên đầu tuần, với nhịp chỉnh này có thể chỉ số sẽ chịu tác đọng về kiểm lại vùng MA-20 -108,3 điểm khi khá nhiều thông tin vĩ mô không hỗ trợ đồng thời dòng tiền giá cao có dấu hiệu chựng lại. Vùng MA5 hỗ trợ chỉ số phiên này ở 109,8-110,3 điểm.
    (Dự đoán biểu đồ kỹ thuật chỉ số HNX-INDEX – tuần 18-22.03.2019)
KHUYẾN NGHỊ
  • Tâm lý chung của NĐT ngắn hạn đang chịu áp lực bán ngắn hạn trước việc đáo hạn của Phái Sinh bên cạnh là lực cầu ngắn hạn không quá mạnh mẽ và mạo hiểm, trong khi NĐT dài hạn cần cú hích lớn từ dòng tiền lớn nhưng các tín hiệu từ Trade war, Brexit, thông tin từ ĐHCĐ có dấu hiệu tiêu cực hay tín hiệu từ Dow Jones hầu như đang chịu tác động từ các tin tức Thế Giới bên cạnh giá vàng tăng phần nào phản ánh sự bất ổn của thị trường TG dù rằng ngành dầu khí tăng trưởng sẽ tạo động lực hỗ trợ cho các thị trường tài chính TG nhưng sẽ tác động xấu đến KQKD của phần lớn DN hay CPI của các quốc gia. Do đó năm 2019 có lẽ sẽ cân đối giá thị trường của CP trở lại vùng giá mới khi hầu hết DN đều có chung nhận định về sự khó khăn của TT và đặt kế hoạch năm tương đối thận trọng. Do đó Khuyến nghị NĐT ngắn hạn tuân thủ nguyên tắc đàu tư lướt sóng tránh mua đuổi (Mua khi đã có tín hiệu test đáy – tạo đáy và bán ở nhịp rung lắc bên cạnh là đặt target ở mức tương đối, hạn chế nắm giữ qua sóng 2 và margin ở mức vừa phải). Trong khi đó NĐT dài hạn trong các nhịp tạo đỉnh, đồng pha của TT nên đánh giá lại với KH phát ra từ ĐHCĐ để có thể nhận định vùng giá trung, dài hạn của CP có thể điều chỉnh về trong năm nay để có thể trading hạ giá vốn hay có động thái bình quân đưa giá vốn về mức tốt hơn trong việc tận dụng các nhịp rung lắc (Bán trước mua sau, hoặc các nhịp tạo sóng ngắn hạn để mua trước bán sau).
  • TH1: (Chỉnh kỹ thuật, kiểm lại vùng 990-1000 điểm ). Thị tường chung chịu tác động ở hầu hết các nhóm ngành tác động đến chỉ số, mạnh mẽ có nhóm vốn hóa lớn đang có mức clowij nhuận quanh 10-15%, bank, đầu ngành quanh 3-5% qua đó áp lực bán ngắn hạn có phần mạnh mẽ trước thềm cuộc họp của FEDs và đáo hạn Phái Sinh 21.03.2019. Khuyến nghị: NĐT ngắn hạn hạ tỷ trọng CP ngắn hạn có lời khi tín hiệu rung lắc được phát ra và chờ đợi nhịp chỉnh chung của TT tham gia lại các CP nhóm khác như đầu ngành, BĐS chỉ khi CÓ TÍN HIỆU TEST ĐÁY – TẠO ĐÁY PHÁT RA RÕ RÀNG, thậm chí nếu NĐT ngắn hạn không chịu được rủi ro có thể trú ẩn ở các CP CPTPP hơn là cố “bắt dao rơi “. NĐT dài hạn cơ cấu mạnh mẽ danh mục và chốt lời nếu đạt target trung – dài hạn tính từ giai đoạn tích lũy năm trước và cơ cấu các ngành nghề có triển vọng 2019 khi tình hình bất ổn như Brexit, Trade war có thể kéo dài ảnh hưởng đến khả năng phát triển của các DN đầu ngành. Mặt khác nếu NĐT dài hạn duy trì nắm giữ nên trading trên danh mục (Bán trước mau sau) ở các tín hiệu rung lắc và mua ở test đáy – tạo đáy khi khi thị trường chịu áp lực chỉnh điểm khi các CP vốn hóa lớn chỉnh kỹ thuật nhằm có giá vốn tốt hơn khi duy trì nắm giữ trong thời gian dài.
  • TH2 Mua mới: NĐT tham gia đầu tư theo P/E có thể chọn cổ phiếu với P/E 10-15 lần và đón nhận cổ tức bằng tiền như một khoản đầu tư hiệu quả hơn là tốc độ tăng giá và cơ bản doanh nghiệp làm ăn ổn định trong tương lai. NĐT có thể xem xét như HPG, VGT, DPM và các CP có KQKD 2018 khả quan cùng P/E thấp. Khuyến nghị 2019: Chủ yếu tập trung tích lũy trung dài hạn, NĐT ngắn hạn trading trên danh mục, hoặc theo sóng KQKD. Nhóm trú ẩn: Điện, Dệt May, Công nghệ . Nhóm sóng ngắn hạn: Bank, dầu khí, chuyển sàn, thoái vốn. Nhóm dài hạn: Đầu ngành có KQKD 2018 khả quan chờ tín hiệu họp ĐHCĐ, công nghệ, dệt May.
  • ĐT có thể tham khảo danh mục khuyến nghị ở file đính kèm cập nhật trước giờ giao dịch hoặc ứng dụng chat trong phiên, NĐT có thể xem lại các bài nhận định trong quá khứ tại trang cá nhân: https://blogdaovietanh.blogspot.com
  • Nhận định thị trường, DM Khuyến nghị: là trên quan điểm phân tích nhận định cá nhân là luận điểm cá nhân của tác giả chỉ gửi đến riêng Khách Hàng có TKCK ACBS làm nguồn tham khảo, cảm ơn NĐT đã tin tưởng trong mọi trường hợp. Thân
Thanks & Best regards
Các dự báo kỹ thuật:
- Dò đáy: CP chỉ vừa cho tín hiệu dừng giảm 1,2 phiên và chưa có tín hiệu giải ngân
- Test đáy: CP đã cho tín hiệu giải ngân thăm dò
- Tạo đáy: CP cho tín hiệu giải ngân
- Trung tính: CP chưa rõ xu hướng, có thể tăng, giảm, phân phối, tích lũy
- Tích cực: Cổ phiếu đã cho xu hướng tăng, chưa cho tín hiệu đảo chiều
- Rung lắc: CP có dấu hiệu chốt lời ngắn hạn, NĐT nên chốt ở phiên sau trong ATO hoặc giá xanh
- Tạo đỉnh: CP đảo chiều, cho xu hướng giảm
- Tiêu cực: CP giảm đều chưa cho dấu hiệu dừng

No comments:

Post a Comment

GỬI YÊU CẦU HỖ TRỢ

Name

Email *

Message *

DANH MỤC TƯ VẤN 2024

KHUYẾN NGHỊ 2024

THÁNG 4.2024: Khuyến nghị 01.04.2024: Lướt sóng MSN, vùng mua 74(+-1%). Mục tiêu 90 (+21,6%). Cắt lỗ nếu thủng 70(-5,4%). Mua/bán/cắt lỗ dứ...


LỊCH KINH TẾ

Lịch Kinh Tế theo Thời Gian Thực được cung cấp bởi Investing.com Việt Nam