2018-10-23

CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM PHIÊN 23.10.2018


NHẬN ĐỊNH THỊ TRƯỜNG
Kỳ vọng KQKD bank, vốn hóa lớn – hỗ trợ tránh giảm sâu.
Tich lũy dài hạn theo dõi  tích lũy CP nhóm CPTPP, thoái vốn, BĐS, đầu ngành, điện
Khối ngoại trading trong danh mục – theo dõi động thái dòng tiền lớn phiên này
BĐS có dấu hiệu tạo đáy ngắn hạn và đã chiết khấu, theo dõi các mã BĐS để tham gia theo KQKD có FA tốt
Tập trung vào CP theo sóng quý và KQKD tăng trưởng tích lũy 3-6 tháng
MARGIN – chỉ sử dụng trong trent tăng

TÓM TẮT PHIÊN GIAO DỊCH TRƯỚC
·        Trên sàn HOSE: Chỉ số VNI-Index đóng cửa phiên đầu tuần tại 953,51 điểm giảm 4,85 điểm (-0,51%). Thanh khoản phiên đạt 147,53 triệu CP ứng với 3.642,6 tỷ đồng – giảm mạnh so với phiên trước về tổng thanh khoản nhưng vẫn tương đương phiên trươc thỏa thuận cũng giảm mạnh chỉ giao dịch ở 15,4 triệu CP và 613,65 tỷ đồng chủ yếu nhờ NVL 276,2 tỷ VNM 115,05 tỷ và khá nhiều CP vùng 10-30 tỷ như VIC, PHR, MSN, BCG, HNG, VPB. Trên sàn là sự phân hóa với độ rộng vẫn nghiêng về số mã giảm, thống kê có 5 mã giao dịch trên 100 tỷ chỉ duy nhất BID(+1,2%) giữ điểm khá tốt trong khi những VJC(-2,3%), STB(-3,7%), HPG(-1,6%), DIG(-7%) đều giảm sâu. Tương tự phiên trước vùng giao dịch trên 50 tỷ vẫn có 15 CP, ngoài VIC(+0%) giữ tham chiếu cùng số ít tăng nhẹ như MBB(+0,5%), VPI(+0,2%), VRE(+1,2%), HDB(+0,6%) trong khi đa phần đều giảm điểm dưới vùng 1%, một số giảm sâu hơn như DXG(-2,4%), VPB(-2,7%). Toàn cảnh phiên giao dịch sàn HOSE có 183 mã tăng / 110 mã giảm.
·        Động thái Khối Ngoại: Khối ngoại tiếp tục bán ròng 87,61 tỷ (Mua 522,63 tỷ - Bán 610,24 tỷ) Chiếm 31,1% Tổng giá trị thị trường – tăng mạnh về giá trị và tỷ trọng so với phiên trước. Chiều mua ròng: BID(Mua 90,2 tỷ - Bán 3,1 tỷ), HBC(Mua 21,4 tỷ), MSN(Mua 43,1 tỷ - Bán 33,04 tỷ),SBT(Mua 17,5 tỷ - Bán 8,8 tỷ), ROS(Mua 7,6 tỷ), NKG(Mua 6,6 tỷ) Chiều bán ròng: VJC(Bán 132,6 tỷ), VCB(Mua 23,2 tỷ - Bán 31,9 tỷ), HPG(Mua 10,7 tỷ - Bán 22,1 tỷ), VIC(Mua 39,1 tỷ - Bán 48,1 tỷ), DIG(Bán 10,5 tỷ), VHC(Mua 5,3 tỷ - Bán 12,4 tỷ), SSI(Mua 13,2 tỷ - Bán 18,6 tỷ), PDR(Bán 9,7 tỷ), VHM(Mua 2,1 tỷ - Bán 9,6 tỷ), NVL(Bán 7,3 tỷ), KBC(Bán 5,6 tỷ), PPC(Bán 5,2 tỷ) Sang tay – Đảo hàng: VNM(133,4 tỷ), VRE(16,03 tỷ), NLG(10 6 tỷ), YEG(Mua 7,4 tỷ - Bán 5 tỷ). Như vậy phiên này khối ngoại mua bán khá cân xứng với VNM sang tay khối lượng lớn. Chiều mua mạnh có BID và cố ít ở HBC, MSN trong khi chiều bán mạnh chỉ có ở VJC và số ít ở VCB, HPG, VIC.
·        Trên sàn Hà Nội: Chỉ số HNX-Index đồng pha giảm điểm kéo chỉ số đóng cửa tại 107,55 điểm, giảm 0,55 điểm(-0,51%). Thanh khoản phiên đạt 40,09 triệu CP ứng với 466,3 tỷ đồng – tăng về khối lượng nhưng giảm về giá trị so với phiên trước. Thỏa thuận phiên này giao dịch ở 1,6 triệu CP và 26,6 tỷ đồng chủ yếu là lệnh từ DNP với 20,2 tỷ. Trên sàn đồng loạt giảm điểm với sắc xanh chỉ giữu lại ở PVS(+0,5% 102 tỷ) với thanh khoản cao dẫn dắt số ít CP tăng như VCS(+3,4%), ART(+1,9%) trong khi đa phần giao dịch dưới 51 tỷ và giảm mạnh trên 1% như SHB, VCG, TNG, VGC dưới sự dẫn dắt cua ACB(-0,6%). Thống kê cuối phiên sàn HNX có 60 mã tăng / 85 mã giảm.
·        Động thái Khối Ngoại: Khối ngoại mua ròng mạnh đến 42,43 tỷ (Mua 47,95 tỷ - Bán 5,52 tỷ) chiếm 11,46% tổng giá trị toàn thị trường – tăng mạnh về giá trị và tỷ trọng so với phiên trước nhờ lực mua chủ yếu từ PVS(Mua 39,4 tỷ) và số ít ở CEO(Mua 3,6 tỷ), AMV(Mua 1,1 tỷ) trong khi chỉ bán ra SHS(Bán 2,6 tỷ)
·        Ngành Ngân Hàng: (11/17 cổ phiếu giao dịch trên 1 triệu CP – 2 CP có GTGD trên 100 tỷ). Chiều giảm vẫn chiếm ưu thế nhưng một số CP giữ được sắc xanh khá tốt dưới sự dẫn dắt của BID như MBB, HDB, TPB, VIB suốt phiên giao dịch và dù chịu áp lực bán cuối phiên nhưng vẫn chốt phiên tăng nhẹ. Chiều giảm có STB(-3,7%) là 1 trong 2 CP có thanh khoản cao nhất so với phần còn lại chỉ giao dịch từ 40-80 tỷ như VCB, VPB, TCB, CTG, ACB, SHB, NVB. Về PTKT theo quan sát có thể chia ra các nhóm cổ phiếu để theo dõi như. Tích cực: VIB, TCB, BID(T+4) Trung tính: SHB(đi ngang trong vùng MA5 7.94 - 8.16). ), Tiêu cực: MBB( bán tháo, dưới vùng MA5 21.1 – 21.3) STB, LPB, VPB (thủng MA5 23.4-23.7), CTG(thủng MA5 24.6 - 24.8), VCB(dưới vùng MA5 58.– 58.2). Dò đáy: ACB, HDB(có thể phục hồi, vùng MA5 36,1 – 36.7)
·        Ngành Bất Động Sản: (15 cổ phiếu giao dịch trên 1 triệu CP – 1 CP có GTGD trên 100 tỷ). Duy nhất DIG(-7% 114,5 tỷ) có thanh khoản lớn và chịu áp lực giảm sâu. Phân hóa ở phần còn lại chủ yếu trong sắc đỏ và phân hóa về thanh khoản số ít giao dịch ở mức cao như DXG(-2,4%), HBC(-1%), VPI(+0,2%), VRE(+1,2%) hay VIC(+0%) giao dịch từ 50-90 tỷ. Một số CP giữ được sắc xanh hiếm hoi như NLG(+1,3%), NVL(+1,4%).
·        Chứng khoán: (4 CP có KLGD trên 1 triệu CP0 CP giao dịch trên 100 tỷ). Thanh khoản giao dịch cực thấp chỉ dưới 69 tỷ cao nhất ở SSI(-0,5%) và đa phần giảm sâu như VND(-6,8%), HCM(-6,4%), MBS(-3,6%), VCI(-3,8%) sắc xanh le lói chỉ ở ART(+1,9%)SHS(+0%) giữ tham chiếu.
·        Đầu ngành - Vốn hóa lớn: Phân hóa có tăng có giảm và tham chiếu giữ được ở mốt sô CP vốn hóa lớn tránh tác động mạnh đến điểm số như VIC, GAS. Biên độ giao động giảm mạnh mẽ hơn đa phần ở 1-2% với lực kéo giảm mạnh từ VNM(-0,79%), VCB(-1,04%), MSN(-2,2%), HPG(-1,6%), PLX(-2,58%), VJC(-2,27%), VPB(-2,72%) kéo giảm gần 4 điểm . Chiều tăng hỗ trợ có SAB(+0,91%), BID(+1,16%) cộng cho chỉ số gần 1 điểm. Về PTKT theo quan sát có thể chia ra các nhóm cổ phiếu để theo dõi như Trung tính: SAB( đang ở vùng MA5 219.7 – 221.8), MSN(trên vùng MA5 78.9 – 80), FPT(về lại vùng MA5 43.1 – 43.3), VRE.(đang ở trên vùng MA5 37 – 37.3)   Test đáy – (Khả năng tạo đáy nếu ATO tạo GAP giảm và phục hồi): VNM, Tiêu Cực: PNJ(thủng vùng MA5 102.4 – 103.4), GAS(dưới vùng 113.6 – 114.4), PLX(dưới vùng MA5 61.7 – 62.4), VJC, BMP(Tín hiệu tạo đỉnh) Tăng T+: VIC(T+7), BVH(T+4), Tạo đáy: VHM(có tín hiệu tạo đáy, đang ở vùng MA5 74.1 -74.9), Tạo đỉnh: HPG
NHẬN ĐỊNH
·        VNI-Index: 953,5 điểm – Chỉ số tiếp tục rung lắc và tác động từ một số CP có KQKD kém khả quan ở ngành tài chính tác động tâm lý đảo hàng của NĐT kéo chỉ số thủng vùng hỗ trợ MA5 956,2 – 962,06 điểm dù vùng này tăng nhẹ so với phiên trước và hầu như chỉ số đồng điệu với diễn biến của một số CP ngành ngân hàng và các mã đầu ngành – Hiện tại xu hướng tiêu cực thể hiện rõ trong ngắn hạn, và nếu KQKD nhóm nền là CP bank không hỗ trợ thanh khoản tăng, phục hồi lại vùng MA5 thì có thể chỉ số tích cực kiểm tra lại 930 trong ngắn hạn.
·        HNX-Index: 107,55 điểm – Chỉ số HNX-Index giảm nhẹ hơn và vẫn còn giữ được vùng hỗ trợ MA5 107,5 - 108,3 điểm. Thanh khoản có nhỉnh hơn chút ít nhưng vẫn còn khá thấp so với mức trung bình tháng. Tuy vậy việc chưa thủng vùng MA5 có thể hỗ trợ cho chỉ số cầm cự trong ngắn hạn để những ACB, PVS nỗ lực test đáy thành công
KHUYẾN NGHỊ
Thanh khoản khá tương ứng phiên trước nhờ khối ngoại đẩy mạnh giao dịch nhưng vẫn khá thấp hơn nhiều so với mưc trung bình tháng. Các CP có KQKD kém khả quan đều chịu áp lực bán mạnh để bảo toàn của NĐT. Mặt khác khá nhiều CP trong xu hướng đi ngang và test mạnh vũng hỗ trợ, thậm chí thủng ở khá nhiều CP bank dù NĐT đang chờ đợi vào xu hướng tích cực ở KQKD quý 3 của ngành này, Các CP dầu khí có tín hiệu bị bán mạnh trong khi giá dầu thế giới liên tục chạm đỉnh các phiên vừa qua qua đó tác động đến một số DN tại VN tăng chi phí đầu vào. Hiện tại chỉ số sẽ tiếp tục rung lắc mạnh mẽ hơn bởi lực cơ cấu danh mục khi KQKD của nhiều doanh nhiệp chư đem lại sự an tâm trong  trung hạn cho NĐT và chỉ còn dư địa ở các CP bank, vốn hóa lớn sẽ có trong giai đoạn cuối tháng. Do đó khuyên nghị NĐT hạ tỷ trọng theo xu hướng chung của thị trường vè mức Cash/CP ở mức tối thiểu 80/20 và lượng CP nên duy trì ở các DN đã có KQKD khả quan cho năm 2018 đồng thời ưu tiên nhóm vĩ mô CPTPP.
TH1: (kiểm tra lại 940-950 điểm) Nếu KQKD của nhóm bank không được công bố trong phiên này thì có thể lực kiểm tra lại vùng này là điều có thể. Và việc thủng sâu có thể khó xảy ra khi một số CP như VNM, VHM có dấu hiệu kiểm tra đáy và đồng pha hỗ trợ ở phiên này. Chiến lược: NĐT ngắn hạn tận dụng cơ cấu danh mục nếu có nhịp tăng vì chỉ số khó có sức bật mạnh và tập trung vào các CP dài hạn khi có KQKD, hạ tỷ trọng CP có KQKD kém, tập trung vào nhóm cơ bản có lợi thế trong 6 tháng tới như CPTPP, thoái vốn, BĐS, đầu ngành, điện. Duy trì CP tối đa ở mức 80%
TH2: (Về lại 930 điểm) Tác động bán tháo tập thểm hoặc giải chấp margin có thể khiến chỉ số về lại vùng này, NĐT cần kiên nhẫn tránh sử dụng margin bắt đáy Chiến lược: Tập trung giao dịch  nhóm CPTPP theo PE thấp
TH3 mua mới: NĐT tham gia đầu tư theo P/E có thể chọn cổ phiếu với P/E 10-15 lần và đón nhận cổ tức bằng tiền như một khoản đầu tư hiệu quả hơn là tốc độ tăng giá và cơ bản doanh nghiệp làm ăn ổn định trong tương lai khi chỉ còn 6 tháng là hết năm tài chính như LPB giá vùng 10,5, KBC giá vùng 11,5 và một số cổ phiếu khác( DXG, FPT, VRE, GEX, VIB, ACB, PHR ). NĐT có thể trading trên cùng danh mục ở nhóm này.
·        ĐT có thể tham khảo danh mục khuyến nghị ở file đính kèm cập nhật trước giờ giao dịch hoặc ứng dụng chat trong phiên, NĐT có thể xem lại các bài nhận định trong quá khứ tại trang cá nhân: https://blogdaovietanh.blogspot.com
·        Nhận định thị trường, DM Khuyến nghị: là trên quan điểm phân tích nhận định cá nhân là luận điểm cá nhân của tác giả chỉ gửi đến riêng Khách Hàng có TKCK ACBS  làm nguồn tham khảo, cảm ơn NĐT đã tin tưởng trong mọi trường hợp. Thân
Thanks & Best regards


















No comments:

Post a Comment

GỬI YÊU CẦU HỖ TRỢ

Name

Email *

Message *

DANH MỤC TƯ VẤN 2024

KHUYẾN NGHỊ 2024

THÁNG 4.2024: Khuyến nghị 01.04.2024: Lướt sóng MSN, vùng mua 74(+-1%). Mục tiêu 90 (+21,6%). Cắt lỗ nếu thủng 70(-5,4%). Mua/bán/cắt lỗ dứ...


LỊCH KINH TẾ

Lịch Kinh Tế theo Thời Gian Thực được cung cấp bởi Investing.com Việt Nam