2018-10-08

CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM PHIÊN 08.10.2018


NHẬN ĐỊNH THỊ TRƯỜNG
Dấu hiệu vĩ mô tích cực khi dòng tiền mạnh từ NN đổ vào thị trường VN
NN chưa mua mạnh đại trà, quan sát động thái khối ngoại
Theo dõi CP có cơ hội trong KQKD quý 3 trong ngắn hạn, các đầu ngành trong xu hướng CPTPP
BĐS có dấu hiệu tạo đáy ngắn hạn và đã chiết khấu, theo dõi các mã BĐS để tham gia theo KQKD có FA tốt
Tập trung vào CP theo sóng quý và KQKD tăng trưởng tích lũy 3-6 tháng

TÓM TẮT PHIÊN GIAO DỊCH TRƯỚC
·        Trên sàn HOSE: Chỉ số VNI-Index chốt tuần bằng phiên giảm 15,23 điểm(-1,49%), đóng cửa chỉ số tại 1.008,39 điểm kèm thanh khoản tăng vọt lên 294,15 triệu CP ứng với 11,589,01 tỷ đồng. Trong đó khớp lệnh thỏa thuận chiếm đến 87,5 triệu CP và 7.107,7 tỷ đồng với các lệnh thỏa thuận đột biến từ mốt số mã đầu ngành như MSN 5.328,1 tỷ VIC 952,05 tỷ HPG 233,49 tỷ hay mức trung bình ở  những PNJ 61,2 tỷ GTN 43,8 tỷ HCM 31,5 tỷ TDH 27,2 tỷ NVL 15,7 tỷ. Trên sàn các cổ phiếu vận động ngược lại với phiên trước khi đa số đều giảm điểm dù giao dịch với thanh khoản cao và có đến 11 CP giao dịch trên 100 tỷ nhưng chỉ duy nhất HPG(+0,1%) giữ được màu xanh le lói, trong khi đó áp lực bán mạnh từ PVD(-6,8%) đã lan thỏa lực bán mạnh ra toàn toàn dòng P và cả thị trường kế đến là nhóm bank chiếm đa số cùng các cổ phiếu đầu ngành tác động giảm điểm mạnh đến chỉ số và giảm từ 1,2-3,5 % ngoại trừ số ít giảm nhẹ như STB, VCB, GEX, VJC, SBT, ASM dưới -0,7%. Chiều ngược lại ít ỏi cổ phiếu tăng nhẹ bên cạnh HPG như GMD(+2,3%), HSG(+0,8%), KBC(+1,1%), REE(+0,3%), CTD(+0,7%). Thống kê cuối phiên sàn HOSE phân hóa mạnh về số mã giảm với 93 mã tăng / 201 mã giảm.
·        Động thái Khối Ngoại: Khối ngoại chốt phiên bán ròng chỉ 4,18 tỷ(Mua 6.786,13 tỷ - Bán 6.790,31 tỷ) Chiếm 30,04% tổng GTGD toàn thị trường – Tăng mạnh về giá trị nhưng tỷ trọng không thay đổi nhiều. Chiều mua ròng: MSN(Mua 5.267,5 tỷ - Bán 4.981,4 tỷ), SBT(Mua 26,4 tỷ), KBC(Mua 18,4 tỷ), SSI(Mua 18,1 tỷ), KDC(Mua 13,1 tỷ), VRE(Mua 9,6 tỷ - Bán 3,08 tỷ), PTB(Mua 8,5 tỷ), VCI(Mua 13,2 tỷ - Bán 8,9 tỷ), Chiều bán ròng: VIC(Mua 963,4 tỷ - Bán 1.069,3 tỷ), HPG(Mua 263,4 tỷ - Bán 314,5 tỷ), PVD(Bán 55,6 tỷ), GTN(Bán 43,8 tỷ), VJC(Mua 1,9 tỷ - Bán 34,7 tỷ), VCB(Mua 12,7 tỷ - Bán 41,3 tỷ), E1VFVN30(Bán 35,5 tỷ), VHM(Mua 5,8 tỷ - Bán 19,1 tỷ), NVL(Mua 3,1 tỷ - Bán 7,5 tỷ), Sang tay: PNJ(61,2 tỷ), HCM(31,5 tỷ), Với thanh khoản tăng nhờ lệnh thỏa thuận lớn nhưng tỷ trọng của khối ngoại chưa cao chứng tỏ dòng tiền nội cũng tăng mạnh phiên này và có thể là lực sang tay từ NĐT nội sang NĐTNN. Phiên này khối ngoại tiếp tục bán ròng các mã đầu ngành dù thỏa thuận lớn như VIC, VCB, VJC và chứng chỉ quỹ E1VFVN30 trong khi các mã tăng nóng đã vị khối ngoại chốt hạ mạnh như PVD, GTN. Chiều mua có MSN có thể trong thỏa thuận và số ít ở các mã có mùi đầu cơ như KBC, SBT trong khi PNJ tiếp tục được sang tay trong thỏa thuận và phiên này xuất hiện thêm HCM.
·        Trên sàn Hà Nội: Chỉ số HNX-Index Chốt phiên giảm 1,6 điểm(-1,37%), đóng cửa tại 114,67 điểm. Thanh khoản phiên tăng mạnh khi đạt đến 62,3 triệu CP ứng với 903,25 tỷ đồng. Trong đó khớp lệnh thỏa thuận tăng mạnh đạt 3,4 triệu CP ứng với 53,1 tỷ đồng với lệnh lớn từ AMV 31,7 tỷ số ít ở TTC 9,6 tỷ VC2, PV2, VC3 dưới 4 tỷ. Phiên này áp lực chốt lời mạnh ở nhóm dầu khí trong đó PVS(-4,9%) trên sàn HNX đã tác động mạnh đến chỉ số và lan tỏa sang các cổ phiếu đầu dẫn dắt khác như ACB(-1,2 141,9 tỷ), SHB(-2,2% 79,06 tỷ), VCS(-7,5% 54,5 tỷ), TNG(-2,8% 35,3 tỷ), SHS(-3% 23,4 tỷ), PVB(-6,2% 23,3 tỷ), VGC(-2,1% 16,1 tỷ) giảm sâu dù thanh khoản tham gia khá mạnh trong khi sắc xanh hiếm hoi chỉ có ở ART(+3,4% 57,9 tỷ) sau nhiều phiên giảm mạnh và thậm chí chạm sàn ở phiên này cùng với VCG(+0,5% 40,7 tỷ). Toàn cảnh sàn HNX với số lượng mã giảm chiếm ưu thế khi có 75 mã tăng / 91 mã giảm.
·        Động thái Khối Ngoại: Khối ngoại mua ròng nhẹ 3,5 tỷ(Mua 31,97 tỷ - Bán 28,6 tỷ) chiếm 6,69% tổng giá trị toàn thị trường – giảm mạnh về thanh khoản và tỷ trọng. Trong đó khối thanh khoản tập trung ở PVS(Mua 21,6 tỷ - Bán 23,1 tỷ) ở chiều bán và số ít PVB, SHB quanh 1 tỷ trong khi chiều mua chỉ có ở CEO(Mua 3,6 tỷ), DTD(1 tỷ). Khối ngoại dường như có lực bán trước mua sau ở PVS
·        Ngành Ngân Hàng: (12/17 cổ phiếu giao dịch trên 1 triệu CP – 7 CP có GTGD trên 100 tỷ). Phiên chỉnh mạnh đồng loạt của nhóm bank dù không chụi áp lực bán từ NĐTNN nhưng việc tăng nóng từ sau đợt cơ cấu của quỹ ETFs đến nay thì phiên chỉnh lần này tương đối mạnh. Ngoại trừ VCB(-0,2%), STB(-0,4%) thì các cổ phiếu của ngành hút thường hút thanh khoản lớn như MBB, VPB, CTG, ACB, TCB, SHB, HDB đều giảm sâu từ 1,2-3,4%. Về PTKT theo quan sát có thể chia ra các nhóm cổ phiếu để theo dõi như Dò đáy: VCB(test đáy) Tăng T+: TCB(T+2 chỉnh kỹ thuật), MBB(T+2) Rung lắc: SHB(cẩn trọng phân phối), BID(Cẩn trọng, dấu hiệu tạo đỉnh)Tiêu cực: VIB(dấu hiệu tạo đỉnh), HDB(tạo đỉnh), LPB(tạo đỉnh), ACB(phân phối), CTG(phân phối).
·        Ngành Bất Động Sản: (16 cổ phiếu giao dịch trên 1 triệu CP – 1 CP có GTGD trên 100 tỷ). Sắc đỏ chiếm ưu thế trên ngành BĐS dù VIC(-2,1%) hút được thanh khoản khối ngoại giao dịch với hơn 184,9 tỷ nhưng bên bán vẫn chiếm ưu thế và lan tỏa ra toàn ngành trong khi thanh khoản cổ phiếu vẫn ở mức thấp hầu hết đều dưới 65 tỷ và giảm quanh 1-2%. Một số CP giảm điểm mạnh đáng chú ý DXG(-2,4%), TDH(-2,7%), DRH(-3,5%)OGC(-6,9%) giảm sàn trắng bên mua. Phiên này KBC(+1,1%) khá mạnh mẽ và iếp tục tăng điểm do được khối ngoại hỗ trợ mua ròng mạnh
·        Chứng khoán: (4 CP có KLGD trên 1 triệu CP1 CP giao dịch trên 100 tỷ). Ngoại trừ ART(+3,4%) tăng mạnh sau khi hút thanh khoản mạnh ở 57,9 tỷ thì dẫn dắt các cổ phiếu ngành chứng khoán giảm điểm là SSI(-2,1%) dù được khối ngoại tích cực mua ròng kéo thanh khoản cao nhất ngành với 115,4 tỷ. Các cổ phiếu cùng ngành khác giao dịch quanh 13-34 tỷ và đều giảm sâu quanh 3% như VND, SHS, MBS, HCM hay ít như VCI cũng giảm đến 0,6%.
·        Đầu ngành - Vốn hóa lớn: Đảo chiều so với phiên trước với phần lớn giảm điểm ngoại trừ HPG(+0,12%), BVH(+0,52%) thì phần lớn đều giảm từ 1-3,5% trong đó tác đọng mạnh mẽ đến điểm số là nhóm VINGROUP, Bank và dầu khí như VIC(-2,09%), GAS(-3,23%), VNM(-1,24%), BID(-3,4%), MSN(-3,09%), PLX(-3,5%), CTG(-2,17%), VHM(-0,49%), SAB(-1,24%), TCB(-1,33%) kéo chỉ số giảm gần 12 điểm. Về PTKT theo quan sát có thể chia ra các nhóm cổ phiếu để theo dõi như Rung lắc: VHM(phân phối), VNM, VIC(Tạo GAP giảm 2 phiên), VRE Trung tính: HPG(tạo GAP giảm chưa lấp), Tăng T+:  BMP(T+4 đà tăng thu hẹp), PNJ(T+6 đà tăng thu hẹp), SAB(T+6 tạo GAP giảm), Tiêu cực: MSN, BVH(phân phối), PLX Dò đáy: VJC
·        Thống kê tỷ suất LN theo Ngành Tháng/Quý: Ngân hàng +10,84%/ +10,84% , Bất Động Sn -2,36% / -2,36%, Chứng khoán +7,72% / +7,72%, Thủy sản +40,93% / +40,93%, Dầu khí +31,36% / +31,36%.


-          Các công ty trong chỉ số đánh giá tỷ suất LN theo Ngành
o    Ngân hàng: BID, CTG, EIB, MBB, SHB, VCB
o    Bất Động Sn: DIG, HBC, IJC, KBC, SCR, VIC
o    Chứng khoán: HCM, SSI, VND
o    Thủy sản: AVF, FMC, HVG, IDI, VHC
o    Dầu khí: GAS, PVC, PVD, PVS
NHẬN ĐỊNH
·        VNI-Index: 1.008 điểm – Chỉ số tạo GAP giảm ngay đầu phiên và liên tục giảm dần với áp lực bán mạnh hơn ở cuối phiên khi các cổ phiếu dầu khí giảm sâu kích động lực cầu tích cực ra hàng chốt lời và mạnh mẽ nhất thuộc nhóm bank. Phiên này thanh khoản tăng mạnh trong khi chỉ số thủng vùng hỗ trợ MA5 1.014-1.016 điểm và đang tiếp cận vùng GAP khởi tạo cuối tháng 9 ở 1.005 điểm và 1.000 điểm là điểm hỗ trợ tâm lý và cũng là đường MA20-1.002 vừa cắt qua và có thể là ngưỡng hỗ trợ cứng cho chỉ số ở phiên này.
·        HNX-Index: 114,67 điểm – Tương tự sàn HOSE chỉ số HNX-Index trên sàn Hà Nội cũng thủng ngưỡng hỗ trợ MA5 115,2-116 điểm ở phiên vừa qua và dần tiếp cận đường MA20 – 114,3 điểm đang trong xu hướng tăng dần lên hỗ trợ. Phiên này dòng tiền tham gia khá mạnh từ thanh khoản và cả giá trị có thể hỗ trợ chỉ số tránh phiên giảm sâu sau khi kiểm tra ngưỡng MA20 ở phiên đầu tuần và trường hợp rủi ro nhất chỉ số sẽ kiểm tra lịa vùng đỉnh cũ quanh 113,5 điểm. 
KHUYẾN NGHỊ
Thanh khoản tăng nhờ các lệnh thỏa thuận lớn đồng thời lực bán tháo cuối phiên giúp một phần dòng tiền bắt đáy tham gia thị trường. Hiện tại các cổ phiếu thuộc nhóm bank như CTG, MBB hầu như đã được thoát hàng sau nhiệm vụ kích cầu CP ở các phiên ETFs. Đồng thời khối ngoại đã có tác động mạnh, chốt lời vào các cổ phiếu thuộc nhóm dầu khí để kéo tâm lý bán tháo kèm có tỷ lệ chiết khấu tốt hơn sáu thời gian dài chỉ tập trung vào việc bán ròng. Về vĩ mô, hiện tại các doanh nghiệp VN đã bắt đầu hé lộ về KQKD quý 3 năm 2018, và NĐT cũng đang phân tích và nhận định nhóm ngành đầu tư tích lũy trong thời gian tới trong giai đoạn cuối cùng của năm và sẽ làm động lực hỗ trợ chỉ số tránh giảm sâu hoặc ít nhất phục hồi trong ngắn hạn bên cạnh đó, dòng tiền mạnh của khối ngoại tham gia các phiên gần đây vào một số doanh nghiệp sẽ hỗ trợ tâm lý cực tốt đối với NĐT cá nhân và yên tâm hơn với nền kinh tế luôn được đánh giá có lợi thế hút dòng tiền ngoại ở thời gian qua nhưng chưa thấy hành động cụ thể nào của khối ngoại. Các kịch bản có thể xảy gia trong giai đoạn giữa tháng 10 Một là có thể chỉ số sẽ chỉnh tiếp với áp lực tiếp tục được tạo từ một số mã để dòng tiền lớn tham gia giá hợp lý ở đợt 1 và đợt sau là dòng tiền tham gia ở các tin BCTC của doanh nghiệp với việc NĐT nó tâm niệm “tin ra là bán”. Trường hợp 2 dòng tiền mạnh sẽ tiếp tục đứng ngoài để chỉ số tiếp cận vùng hỗ trợ tâm lý 1.000 điểm và tạo lực bán tháo mạnh và tham gia các nhịp này cho trung hạn. Chiến lực chung: Sau khi dong tiền ngoại đổ vào một số DN đầu ngành thì NĐT dài hạn có thể tham gia tích lũy vào các nhóm ngành chủ lực của VN khi tương lai của nền kinh tế sẽ đón nhận CPTPP làm chỗ dựa tính thần và các doanh nghiệp đầu ngành đang tích cực tìm kiếm cơ hội tại thị trường mới hơn như EU, ASEAN thay vì Mỹ. NĐT ngắn hạn có thể tham gia lướt sóng ở một số CP thuộc nhóm đầu ngành, CPTPP và thậm chí BĐS sau thời gian im ắng và đang chiết khấu mạnh nếu tính từ đỉnh. Phiên này NĐT không nên dùng margin nhằm dùng nó như công cụ phòng ngừa margin khi CP chịu áp lực bán nếu KQKD quý.
TH1: (Phục hồi sau khi kiểm tra 1.000-1.005 điểm). Chỉ số có thể kiểm tra vùng này trong phiên khi nhóm bank – nhóm nền của thị trường đang chịu áp lực ra hàng khá mạnh. Và các cổ phiếu nhóm dầu khí cũng sẽ giao dịch mạnh mẽ hơn như thường lệ tại các kỳ KQKD quý. Chiến lược: Tận dụng nhịp tăng đảo danh mục còn kẹp, tích lũy nhóm ngành thuộc về CPTPP trong trung hạn, và ngắn hạn các cổ phiếu đầu ngành đồng thời chú ý ngành BĐS đang có dấu hiệu tạo đáy ngắn hạn.
TH2: (Thủng 1000 về 990-995) Nếu lực kiểm tra vùng hỗ trợ bất thành đồng thời các mã trự chưa hút được dòng tiền hỗ trợ thì vùng GAP dưới ở 995 sẽ có thể là điểm dừng chân ngắn hạn cho chỉ số ở giai đoạn KQKQ quý này và vùng này khá cứng khí chính là vũng tích lũy của các quỹ ETFs nội và ngoại. Chiến lược: Đánh giá lại dòng tiền của thị trường để xác định giá tham gia trung hạn ở các CP cơ bản,  có PE thấp dưới 15 lần nắm giữ 3-6 tháng ở ngành Khu Công Nghiệp, dệt may, tài chính và một số CP xây dựng(trên 6 tháng) hoặc Bluechip đang giao động vùng đáy và tích cực nắm giữ qua các sóng sau
TH3 mua mới: NĐT tham gia đầu tư theo P/E có thể chọn cổ phiếu với P/E 10-15 lần và đón nhận cổ tức bằng tiền như một khoản đầu tư hiệu quả hơn là tốc độ tăng giá và cơ bản doanh nghiệp làm ăn ổn định trong tương lai khi chỉ còn 6 tháng là hết năm tài chính như LPB giá vùng 10,5, KBC giá vùng 11,5 và một số cổ phiếu khác( DXG, FPT, VRE, GEX, VIB, ACB, PHR ). NĐT có thể trading trên cùng danh mục ở nhóm này.
·        ĐT có thể tham khảo danh mục khuyến nghị ở file đính kèm cập nhật trước giờ giao dịch hoặc ứng dụng chat trong phiên, NĐT có thể xem lại các bài nhận định trong quá khứ tại trang cá nhân: https://blogdaovietanh.blogspot.com
·        Nhận định thị trường, DM Khuyến nghị: là trên quan điểm phân tích nhận định cá nhân là luận điểm cá nhân của tác giả chỉ gửi đến riêng Khách Hàng có TKCK ACBS  làm nguồn tham khảo, cảm ơn NĐT đã tin tưởng trong mọi trường hợp. Thân
Thanks & Best regards

No comments:

Post a Comment

GỬI YÊU CẦU HỖ TRỢ

Name

Email *

Message *

DANH MỤC TƯ VẤN 2024

KHUYẾN NGHỊ 2024

THÁNG 4.2024: Khuyến nghị 01.04.2024: Lướt sóng MSN, vùng mua 74(+-1%). Mục tiêu 90 (+21,6%). Cắt lỗ nếu thủng 70(-5,4%). Mua/bán/cắt lỗ dứ...


LỊCH KINH TẾ

Lịch Kinh Tế theo Thời Gian Thực được cung cấp bởi Investing.com Việt Nam